Việt Bắc - Tố Hữu
Việt Bắc là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu. Chuyên đề này giúp các em tìm hiểu sâu hơn về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, mặt khác
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Câu hỏi số 11:
Việt Bắc cũng rất tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ ông.Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích hai mươi câu thơ đầu của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Câu hỏi số 12:
Bức tranh Việt Bắc ra quân là một bức tranh hùng tráng, tràn đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu để làm sáng tỏ: Những đường Việt Bắc của ta…Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Câu hỏi số 13:
Cảm nhận về đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Ta về mình có nhớ ta…Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Câu hỏi số 14:
20 câu mở đầu bài thơ Việt Bắc- Tố Hữu
Câu hỏi số 15:
Hãy phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Những đường Việt Bắc của ta...Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng.
Câu hỏi số 16:
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Tương tư- Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 55)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp l ửa người thương đi về.
( Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 84)
Câu hỏi số 17:
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng nhừng giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Câu hỏi số 18:
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
"Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng. Ai về ai có nhớ không? Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà..."
(Ngữ văn 12 , Tập một, tr.112, NXB Giáo dục – 2008)
Câu hỏi số 19:
Trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009), Tố Hữu đã sử dụng những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc nào? Những phương tiện đó phù hợp với việc diễn tả tình cảm gì của người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc?
Câu hỏi số 20:
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi... Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mơ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
(Ngữ văn 12, Tập một, tr. 111, NXB Giáo dục - 2009)
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com