Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Dao động cơ học

Dao động cơ là một chuyên đề hay và không thể thiếu trong các đề thi tốt nghiệp, đại học chuyên đề này giúp các em xác định các đại lượng cơ bản

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 151:

Hai con lắc lò xo đặt cạnh nhau, song song với nhau trên mặt phẳng ngang có chu kỳ dao động lần lượt là 1,4s và 1,8s. Kéo các quả cầu con lắc ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn như nhau rồi đồng thời buông nhẹ thì con lắc sẽ đồng thời trở lại vị trí này sau thời gian ngắn nhất bằng

Câu hỏi số 152:

Một con lắc lò xo treo trên trần thang máy đang chuyển động đều lên trên. Nếu thang máy đột ngột chuyển động chậm dần đều thì kết luận nào về biên độ con lắc là đúng.  

Câu hỏi số 153:

Cho hai con lắc k1,m và k2,m  (với k­1 < k2). Khi con lắc dao động gồm m với k1 và k2 mắc nối tiếp thì tần số dao động của mạch là 4,8Hz, khi con lắc dao động gồm m với k1 và k2 mắc song song thì tần số dao động của mạch là 10Hz. Khi con lắc dao động gồm m với k1 thì tần số dao động của con lắc là

Câu hỏi số 154:

Một con lắc lò xo gồm vật khối lượng m gắn với lò xo độ cứng k nằm ngang. Khi m nằm yên ở vị trí cân bằng thì vật mo=m chuyển động dọc trục lò xo với vận tốc vo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với m. Kết luận nào sau đây là đúng cho 2 vật ngay sau va chạm. 

Câu hỏi số 155:

Hai con lắc đơn có cùng độ dài, cùng khối lượng. Hai vật nặng của hai con lắc đó mang điện tích lần lượt là q1 và q2. Chúng được đặt vào trong điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống thì chu kì dao động bé của các con lắc lần lượt là T1 = 2T0 và T2\frac{2}{3} T0 , với T0 là chu kì của chúng khi không có điện trường. Tỉ số  \frac{q_{1}}{q_{2}}  có giá trị là bao nhiêu?

Câu hỏi số 156:

Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m và vật m = 100 g, hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là m = 0,02. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động tắt dần, lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật đi được từ khi bắt đầu dao động đến khi dừng hẳn là

 

Câu hỏi số 157:

Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 3cos(10t  + \frac{2\pi}{3}) (cm); x2 = 4cos(10t + \frac{\pi}{6}) (cm) (t đo bằng giây). Tốc độ cực đại của vật là

 

Câu hỏi số 158:

Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

  

Câu hỏi số 159:

Một đĩa khối lượng 100 g treo dưới một lò xo có hệ số đàn hồi là 10 N/m. Một chiếc vòng có khối lượng 100 g từ độ cao 80 cm so với đĩa rơi tự do xuống va chạm mềm với đĩa. Đĩa và vòng bắt đầu dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/s2. Biên độ dao động của hệ là

 

Câu hỏi số 160:

Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng tích điện q =10 μC và lò xo có độ cứng 100 N/m. Khi vật đang nằm cân bằng, cách điện với mặt phẳng ngang nhẵn, thì xuất hiện một điện trường đều được duy trì trong không gian bao quanh có hướng dọc trục lò xo. Sau đó con lắc dao động điều hoa trên đoạn thẳng dài 4 cm. Độ lớn cường độ điện trường là

 

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com