Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đường tròn

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài 241:

Cho tam giác ABC có 3 góc đều nhọn nội tiếp trong một đường tròn tâm O, các đường cao BM, CN của tam giác cắt nhau tại H.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh tứ giác BCMN là tứ giác nội tiếp trong một đường tròn.

Câu hỏi: 19123

Câu hỏi số 2:

Kéo dài AO cắt đường tròn (O) tại K. Chứng minh tứ giác BHCK là hình bình hành.

Câu hỏi: 19124

Câu hỏi số 3:

Cho cạnh BC cố định , A thay đổi trên cung lớn BC sao cho tam giác ABC luôn nhọn. Xác định vị trí điểm A để dienj tích tam giác BCH lớn nhất.

Câu hỏi: 19125

Bài 242:

Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường trong (O). Các đường cao BE và CF của tam giác ABC cắt nhau tại H và cắt đường trong (O) lần lượt tại E' và F' ( E' khác B và F' kahcs C).

Câu hỏi số 1:

Chứng minh tư giác BCEF là tứ giác nội tiếp.

Câu hỏi: 18995

Câu hỏi số 2:

Chứng minh EF // E'F'.

Câu hỏi: 18996

Câu hỏi số 3:

Kẻ OI vuông góc với BC (I \in BC). Đường thẳng vuông góc với HI tại H cắt đường thẳng AB tại M và cắt đường thẳng AC tại N. Chứng minh tam giác IMN cân.

Câu hỏi: 18997

Bài 243:

Cho tam giác ABC đều có đường cao AH ( H thuộc BC). Trên cạnh BC lấy điểm M ( M không trùng vói B, C, H). Gọi P,Q lần lượt là hình chiếu vuồn góc của M trên hai cạnh AB và AC.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng 5 điểm A,P,H,M,Q cùng nằm trên một đường tròn tâm O.

Câu hỏi: 18957

Câu hỏi số 2:

Chứng minh rằng tam giác OHQ đều. Từ đó hãy suy ra OH vuông góc với PQ.

Câu hỏi: 18958

Câu hỏi số 3:

Chứng minh rằng: MP+MQ=AH.

Câu hỏi: 18959

Bài 244:

Cho tam giác ABC, lấy 3 điểm D,E,F theo thứ tự trên các cạnh BC, CA, AB sao cho DA.DP=DB.DC

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng tứ giác ABPC là tứ giác nội tiếp đường tròn.

Câu hỏi: 18592

Câu hỏi số 2:

Chứng minh rằng tam giác DÈ và tam giác PCB đồng dạng với nhau.

Câu hỏi: 18593

Câu hỏi số 3:

Gọi S và S' lần lượt là diện tích tam giác ABC và DEF. Chứng minh rằng \frac{S'}{S}\leq \left (\frac{EF}{2AD} \right )^{2}

Câu hỏi: 18594

Bài 245:

Từ điểm A ở ngoài đường tròn O kẻ hai tiếp tuyến AB,AC tới đường tròn (B,C là các tiếp điểm). Đường thẳng qua A cắt đường tròn (O) tại D và E ( D nằm giữa A và E, dây DE không đi qua tâm O).Gọi K\H là trung điểm của DE, AE cắt BC tại K.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng 5 điểm A,B,H,O,C cùng nằm trên một đường tròn.

Câu hỏi: 18575

Câu hỏi số 2:

Chứng minh AB^{2} = AD.AE

Câu hỏi: 18576

Câu hỏi số 3:

Chứng minh \frac{2}{AK}=\frac{1}{AD}+\frac{1}{AE}

Câu hỏi: 18577

Bài 246:

Cho đường tròn tâm O đường kính AB = 2R. Gọi C là trung điểm OA, qua C kẻ dây MN vuông góc với OA tại C, Gọi K là điểm tùy ý trên cung nhỏ BM, H là giao điểm của AK và MN.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh tứ giác BCHK là tứ giác nội tiếp.

Câu hỏi: 18561

Câu hỏi số 2:

Chứng minh AK.AH=R^{2}

Câu hỏi: 18562

Câu hỏi số 3:

Trên KN lấy điểm I sao cho KI=KM, chứng minh NI=KB.

Câu hỏi: 18563

Bài 247:

Cho đường tròn (O;R) có đường kính AB. Bán kính CO vuông góc với AB, M là một điểm bất kì trên cung nhỏ AC (M khác A,C); BM cắt AC tại H. Gọi K là hình chiếu của H trên AB.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh CBKH là tứ giác nội tiếp.

Câu hỏi: 17894

Câu hỏi số 2:

Chứng minh: \widehat{ACM}=\widehat{ACK}

Câu hỏi: 17895

Câu hỏi số 3:

Trên đường thẳng BM lấy điểm E sao cho BE =AM. Chứng minh tam giác ECB là tam giác vuông cân tại C.

Câu hỏi: 17896

Câu hỏi số 4:

Gọi d là tiếp tuyến của (O) tại A; cho P là điểm nằm trên d sao cho hai điểm P, C nằm trong cùng một nửa mặt phẳng bờ AB và \frac{AP.MB}{MA} =R. Chứng minh rằng đường thẳng PB đi qua trung điểm của đoạn thawgr HK.

Câu hỏi: 17897

Bài 248:

Cho (O; r) và (O’; r’) cắt nhau (r > r’), tiếp tuyến chung MN ; PQ (M, P ∈ (O) và N, Q ∈ (O’)).

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng: MN, PQ, OO’ đồng quy, từ đó suy ra MN, PQ đối xứng nhau qua OO’.

Câu hỏi: 17743

Câu hỏi số 2:

Chứng minh rằng tứ giác MNPQ nội tiếp.

Câu hỏi: 17744

Câu hỏi số 3:

Xác định vị trí của (O) và (O’) sao cho đường tròn đường kính OO’ tiếp xúc với MN và PQ.

Câu hỏi: 17745

Bài 249:

Cho điểm B nằm giữa A và C. Vẽ nửa đường tròn (O) đường kính BC. Gọi I là trung điểm của AB. Kẻ tiếp tuyến ID với nửa (O). Đường vuông góc với AB tại I cắt CD ở E.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh IEDB là tứ giác nội tiếp.

Câu hỏi: 17711

Câu hỏi số 2:

Chứng minh \hat{C}\widehat{AEI}.

Câu hỏi: 17712

Câu hỏi số 3:

Chứng minh AE // DB.

Câu hỏi: 17713

Câu hỏi số 4:

Tính độ dài ID biết AB = 18cm, BC = 16cm.

Câu hỏi: 17714

Bài 250:

Cho đường tròn (O) đường kính MN = 10cm và đường tròn (O’) đường kính NP = 6cm tiếp xúc trong tại N. Gọi H là trung điểm của MP, qua H vẽ dây cung DE vuông góc với MN.

Câu hỏi số 1:

Tính độ dài DH, MD.

Câu hỏi: 17672

Câu hỏi số 2:

Tứ giác MDPE là hình gì?Tại sao?

Câu hỏi: 17673

Câu hỏi số 3:

Gọi K là giao điểm của DN với (O’). Chứng minh ba điểm F, P, K thẳng hàng.

Câu hỏi: 17674

Câu hỏi số 4:

Chứng minh HK là tiếp tuyến của (O’).

Câu hỏi: 17675

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com