Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đường tròn

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài 261:

Cho (O;R); BC = R\sqrt{3}  là một dây cung cố định của (O;R). A là điểm trên cung lớn BC. Kẻ BD, CE là các đường cao của tam giác ABC, chúng cắt nhau tại H.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh tứ giác BEDC nội tiếp.

Câu hỏi: 17182

Câu hỏi số 2:

CH.CE + BH.BD không đổi khi điểm A thay đổi trên cung lớn BC.

Câu hỏi: 17183

Câu hỏi số 3:

Cho \widehat{BCA} = 60^{0} , quay tam giác vuông BDC một vòng quanh cạnh BD. Tính diện tích xung quanh và thể tích hình tạo tạo thành.

Câu hỏi: 17184

Bài 262:

Cho đường tròn tâm O đường kính AB=2R và C là trung điểm của OA. Qua C kẻ dây cung MN vuông góc với OA. Gọi K là điểm tùy ý trên cung nhỏ BM,H là giao điểm của AK và MN.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh tứ giác BCHK nội tiếp.

Câu hỏi: 17137

Câu hỏi số 2:

Tính tích AH.AK theo R.

Câu hỏi: 17138

Câu hỏi số 3:

Chứng minh tam giác MBN là tam giác đều.

Câu hỏi: 17139

Câu hỏi số 4:

Xác định vị trí điểm K trên cung nhỏ BM để KM+KN+KB đạt giá trị lớn nhất. Tính giá trị lớn nhất đó theo R.

Câu hỏi: 17140

Bài 263:

Cho đường tròn tâm O; bàn kính R và đường tròn tâm O', bán kính R'(R>R') cắt nhau tại hai điểm A và B. Đường thẳng AB cắt  B. Vẽ tiếp tuyến chung MN của 2 đường tròn. Đường thẳng AB cắt MN tại I(B nằm giữa A và I).

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng: \widehat{BMN} = \widehat{MAB}

Câu hỏi: 17091

Câu hỏi số 2:

Chứng minh rằng: IN= IA.IB

Câu hỏi: 17092

Câu hỏi số 3:

Đường thẳng MA cắt cắt đường thẳng NB tại Q, đường thẳng NA cắt đường thẳng MB tại P. Chứng minh rằng MN//QP.

Câu hỏi: 17093

Bài 264:

Cho đường tròn (O) và điểm M nằm ngoài đường tròn (O). Qua điểm M kẻ 2 tiếp tuyến MA, MB đến đường tròn (O) với A, B là các tiếp điểm. MPQ là cát tuyến không đi qua tâm O, P nằm giữa M và Q. Qua P kẻ đường thẳng vuông góc với OA cắt AB, AQ tương ứng tại R, S. Gọi trung điểm của đoạn PQ là N

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng 5 điểm M,A,N,O,B cùng thuộc một đường tròn. Chỉ rõ bán kính của đường tròn đó.

Câu hỏi: 17060

Câu hỏi số 2:

Chứng minh rằng: RP = RS

Câu hỏi: 17061

Bài 265:

Cho đường tròn (O; R) có đường kính AB , kẻ tiếp tuyến Ax và lấy điểm P (AP > R).Từ P kẻ tia PM tiếp xúc với (O) tại M.

Câu hỏi số 1:

Tứ giác OBMP là hình gì? Tại sao?

Câu hỏi: 17055

Câu hỏi số 2:

Cho AP = R√3. Chứng minh rằng ∆PAM có trực tâm H nằm trên (O; R).

Câu hỏi: 17056

Câu hỏi số 3:

Chứng minh rằng : Khi P di động trên tia Ax (AP > R) thì trực tâm H của ∆PAM chạy trên cung cố định.

Câu hỏi: 17057

Bài 266:

Cho đường tròn tâm O, đường kính BC và một điểm A trên nửa đường tròn (A khác B và C). Hạ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC). Trên nửa mặt phẳng bờ BC chứa A, dựng hai nửa đường tròn đường kính HB và HC, chúng lần lượt cắt AB và AC tại E và F.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng AE.AB = AF.AC

Câu hỏi: 17003

Câu hỏi số 2:

Chứng minh rằng EF là tiếp tuyến chung của hai nửa đường tròn đường kính HB và HC.

Câu hỏi: 17004

Bài 267:

Cho nửa đường tròn (O), đường kính AB = 2R. Trên tia đối của tia AB lấy điểm E khắc với điểm A. Từ các điểm E, A và B kẻ các tiếp tuyến của nửa đường tròn (O). Tiếp tuyến kẻ từ E lần lượt cắt các tiếp tuyến từ điểm A và B tại C và D.

Câu hỏi số 1:

Gọ M là tiếp điểm của tiếp tuyến kẻ từ E với nửa đường tròn (O). Chứng minh tứ giác ACMO nội tiếp.

Câu hỏi: 16971

Câu hỏi số 2:

Chứng minh DM.CE=DE.CM

Câu hỏi: 16972

Câu hỏi số 3:

Tính AC và BD biết \widehat{AOC} = \alpha. Chứng tỏ tích AC.BD không phụ thuộc vào  \alpha

Câu hỏi: 16973

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com