Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Hình giải tích phẳng

Chuyên đề hình học phẳng giới thiệu các bài tập hình học giải tích trong mặt phẳng. Chuyên đề này giúp các em luyện thi Đại học, phương pháp tọa độ

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 111:

Trong hệ trục tọa độ Oxy cho đường thẳng (d): y = x + 10 và tam giác ABC đều nội tiếp trong đường tròn (C): x2 + y2 − 2x + 4y + 1 = 0. Viết phương trình đường thẳng AB và tìm tọa độ điểm C biết đường thẳng AB tạo với (d) một góc bằng 450

 

Câu hỏi số 112:

Cho tam giác ABC cân tại A, phương trình các cạnh AB, BC lần lượt là: x + 2y - 1 = 0 và 3x - y + 5 = 0. Viết phương trình cạnh AC biết AC đi qua điểm M(1;-3)

Câu hỏi số 113:

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 – 8x + 6y + 21 = 0 và đường thẳng d: x + y - 1 = 0. Xác định tọa độ các đỉnh của hình vuông ABCD ngoại tiếp đường tròn (C) biết điểm A thuộc d.

Câu hỏi số 114:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường tròn (T): x2 + y2 – x - 9y + 18 = 0 và 2 điểm A(4; 1), B(3; -1). Gọi C, D là 2 điểm thuộc (T) sao cho ABCD là một hình bình hành. Viết phương trình đường thẳng CD.

Câu hỏi số 115:

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy cho 2 đường tròn (C1): x2 + y2 - 4y = 0 và (C2): x2 + 4x + y2 + 18y + 36 = 0. Viết phương trình đường tròn (C) có tâm I nằm trên đường thẳng d: 2x + y - 7 = 0 đồng thời tiếp xúc ngoài với 2 đường tròn (C1) và (C2).

Câu hỏi số 116:

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 - 4x - 4y + 4 =0 và đường thẳng d: x + y - 2 = 0. Chứng minh rằng d luôn cắt (C) tại 2 điểm A, B phân biệt. Tìm tọa độ điểm C trên đường tròn (C) sao cho diện tích tam giác ABC lớn nhất.

Câu hỏi số 117:

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có đỉnh A nằm trên đường thẳng ∆: x - y + 1 = 0, đường thẳng BC song song với ∆ và đường cao kẻ từ B có phương trình: 2x - y - 2 = 0. Tính diện tích tam giác ABC biết điểm M(\frac{5}{2};\frac{5}{4}) nằm trên cạnh AC và thỏa mãn AM = 3MC.

Câu hỏi số 118:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 – 4x – 2y – 4 = 0.   Viết phương trình đường thẳng qua M(1; 4) và tiếp xúc với đường tròn (C).

Câu hỏi số 119:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng  d1: 2x + 2y – 1 = 0 ; d2: 4x – √2y + 3 = 0. Gọi A là giao điểm của d1 và d2. Viết phương trình đường thẳng qua M(4;-2) và lần lượt cắt d1, d2 tại B, C sao cho tam giác ABC cân tại A.

Câu hỏi số 120:

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy ,cho hình chữ nhật ABCD có: AB = 3√2, BC = 2√2, điểm E thuộc đoạn DC sao cho EC = \frac{4\sqrt{2}}{3} ,điểm I (\frac{14}{3} ;\frac{17}{3} ) thuộc đường thẳng BE. Biết đường thẳng AC có phương trình : x - 5y + 3 = 0 và các điểm A, B có hoành độ nguyên dương. Tìm tọa độ các đỉnh A, B, C, D của hình chữ nhật.

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com