Sự bảo tồn và chuyển hóa năng lượng
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Câu hỏi số 41:
Một chiếc cốc hình trụ có khối lượng m, bên trong chứa một lượng nước cũng khối lượng m ở nhiệt độ t1 = 10oC. Người ta thả vào cốc một cục nước đá có khối lượng M đang ở nhiệt độ 0oC thì cục nước đó chỉ tan được một phần ba khối lượng của nó. Rót thêm một lượng nước có nhiệt độ t2 = 40oC vào cốc, khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của cốc nước là 10oC còn nước trong cốc có khối lượng tăng gấp đôi so với tổng khối lượng nước và đá ban đầu. Hãy xác định nhiệt độ riêng c1 của chất làm cốc. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4,2.103J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 336.103J/kg.
Câu hỏi số 42:
Có hai bình cách nhiệt, bình A chứa 5 lít nước ở 60oC, bình B chứa 1 lít nước ở 20oC. Đầu tiên, rót một phần nước ở bình A sang bình B. Sau khi cân bằng lại rót từ bình B sang bình A một lượng nước bằng với lần rót trước. Nhiệt độ khi cân bằng của bình A là 59oC. Tính lượng nước đã rót từ bình này sang bình kia trong mỗi lần?
Bài 43:
Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m1=250g bên trong bình chứa nước có khối lượng m2=500g, nhiệt độ của nước và bình là t1=27oC.
Câu hỏi số 1:
Câu hỏi số 2:
Câu hỏi số 3:
Câu hỏi số 44:
Một vật rắn ở nhiệt độ 155°c được thả vào một bình nước làm cho nhiệt nước trong bình tăng từ 30°c đến 55°c. Nhiệt độ của lượng nước trên là bao nhiêu nếu cùng thả với vật trên một vật giống như thế nhưng ờ nhiệt độ 115°c ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình và với môi trường ngoài.
Bài 45:
Cho một cốc mỏng, khối lượng mc=50g có chứa m1=400g nước ở nhiệt độ t1=20oC, và một số viên nước đá ở nhiệt độ t2=-5oC, mỗi viên có khối lượng m2=20g. Cho biết nhiệt dung riêng của cốc là c=250J/kgK. Nhiệt dung riêng của nước và nước đá lần lượt là: c1=4,2.103J/kgK, c2=1,8.103J/kgK. Nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 0oC. Nhiệt độ nóng chảy của nước đá là λ =3,4.105J/kg.Bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt.
Câu hỏi số 1:
Thả hai viên nước đá vào cốc nước trên các thì các viên nước đá có tan hết không? Nhiệt độ trong cốc sau khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu.
Câu hỏi số 2:
Phải thả tiếp vào cốc ít nhất bao nhiêu viên nước đá nữa để cuối cùng trong cốc có hỗn hợp nước và nước đá.
Bài 46:
Một bình đang nằm cân bằng trên một miếng nêm. Thả nhẹ một vật có trọng lượng P vào nước ở chính giữa để bình vẫn cân bằng (hình vẽ). Trong hai trường hợp sau, hệ thống còn cân bằng không? Tại sao.
Câu hỏi số 1:
Dịch chuyển vật B sang một bên, vật bị thấm nước chìm dần và đang lơ lửng trong nước.
Câu hỏi số 2:
Sau một thời gian vật B chìm và rơi xuống đáy bình.
Bài 47:
Cho bình thông nhau có hai nhánh A và B là hình trụ, tiết diện lần lượt là S1 = 100cm2 và S2 = 200cm2 (hình 20). Hai miệng nằm trên cùng một mặt phẳng ngang. Lúc đầu chứa nước có độ cao đủ lớn, mặt thoáng cách miệng mỗi nhánh là h = 20cm, người ta đổ từ từ dầu vào nhánh B cho tới lúc đầy.
Cho khối lượng riêng của nước và dầu lần lượt là D1= 1000kg/m3, D2= 750kg/m3.
Câu hỏi số 1:
Tính khối lượng dầu đã đố vào nhánh B
Câu hỏi số 2:
Sau khi đổ đầy dầu vào nhánh B, người ta thả nhẹ nhàng một vật hình trụ đặc, đồng chất, tiết diện S3 = 60cm2, cao h3 = 10cm, khối lượng riêng D3= 600kg/m3 vào nhánh A. Hãy tính khối lượng dầu tràn ra ngoài.
Bài 48:
Cho một bình thủy tinh hình trụ tiết diện đều, một thước chia tới mm, nước (đã biết khối lượng riêng), dầu thực vật và một khối gỗ nhỏ (hình dạng không đều đặn, bỏ lọt được vào bình, không thấm chất lỏng, nối trong nước và trong dầu thực vật). Hãy trình bày một phương án để xác định :
Câu hỏi số 1:
Khối lượng riêng của gỗ.
Câu hỏi số 2:
Khổi lượng riêng của dầu thực vật
Câu hỏi số 49:
Một quả cầu bằng sắt có khối lượng m được nung nóng đến nhiệt độ t0. Nếu thả quả cầu đó vào một bình cách nhiệt thứ nhất chửa 5kg nước ờ nhiệt độ 0°c thì nhiệt độ cân bằng của hệ là 4,2°c. Nếu thả quả cầu đó vào bình cách nhiệt thứ hai chứa 4kg nước ở nhiệt độ 25°c thì nhiệt độ cân bằng của hệ là 28,9°c. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Xác định khối lương m và nhiệt độ t0 ban đầu của quả cầu. Biết nhiệt dung riêng của sắt và nước lần lượt là 460 J/(kg.K) và 4200 J/(kg.K).
Câu hỏi số 50:
Một tấm ván AB dài l=5m, đầu A gác lên bờ, đầu B gắn chặt trên một phao hình trụ có thiết diện S=700cm2 nổi trên mặt sông, khi cân bằng đầu B cao hơn đầu A một đoạn h= 0,5m. Một người có trọng lượng 500N từ bờ đi lên tấm ván để ra phao. Khi người đó đến vị trí cách A một khoảng x thì tấm ván nằm cân bằng theo phương ngang. Biết phao luôn thẳng đứng và không ngập quá phần hình trụ. Cho trọng lượng riêng của nước d=10000N/m3. Tính khoảng cách x.
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com