Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đại cương về kim loại

- Vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn\n- Tính chất và ứng dụng của hợp kim\n- Một số khái niệm trong chương: cặp oxi hóa – khử, pin

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 481:

Cho 3 gam hỗn hợp X (Mg và Al2O3) tác dụng với HCl dư giải phóng V lít khí (đktc). DUng dịch thu được tác dụng với dung dịch NH3 dư, lọc và nung kết tủa được 4,12 gam bột oxit. Giá trị của V là

Câu hỏi số 482:

Lấy 2,98 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe cho vào 200ml dung dịch HCl 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn ta cô cạn (trong điều kiện không có oxi) thì được 6,53 gam chất rắn. Thể tích khí H2 bay ra (đktc) là

Câu hỏi số 483:

Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp muối CuCl2 và FeCl2 với cường độ dòng 2A trong thời gian 48 phút 15 giây, ở catot thấy thoát ra 1,752 gam kim loại. Khối lượng của Cu thoát ra là

Câu hỏi số 484:

Cho 2,8 gam bột sắt vào 200ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

Câu hỏi số 485:

Có hai miếng kim loại M có cùng khối lượng, mỗi miếng khi tan hoàn toàn trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được khí H2 và SO2 (V_{SO_{2}} = 1,5V_{H_{2}} ở cùng điều kiện). Khối lượng muối clorua bằng 63,5% khối lượng muối sunfat. Kim loại M là

Câu hỏi số 486:

Cho m gam bột Mg vào 500ml dung dịch FeCl3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch thay đổi 2,4 gam so với dung dịch ban đầu (nước bay hơi không đáng kể). Giá trị nào của m trong các giá trị sau là không thoả mãn?

Câu hỏi số 487:

Cho các nguyên tử và ion sau : Ca2+, K+, Cl-, và Ar . Các nguyên tử và ion này có bán kính 

Câu hỏi số 488:

Các kim loại thuộc dãy nào dưới đây tác dụng được với dung dịch muối sắt (III)?

Câu hỏi số 489:

Hoà tan hết hai kim loại X, Y tỏng dung dịch HCl dư, thêm tiếp vào đó lượng dư dung dịch NH3. Lọc lấy kết tủa, nhiệt phân kết tủa, rồi điện phân nóng chảy chất rắn thì được kim loại X. Thêm H2SO4 vừa đủ vào dung dịch nước lọc, rồi điện phân dung dịch thu được, thì sinh ra kim loại Y. Cặp kim loại X, Y có thể là

Câu hỏi số 490:

Cho các phản ứng sau:

(1). Cu  +  2FeCl3  →  CuCl2  +  2FeCl2

(2). Fe(NO3)2  +  AgNO3  →  Fe(NO3)3  +  Ag

(3). Fe   +  2Fe(NO3)3  →  3Fe(NO3)2

(4). Zn  +  Fe2(SO4)3  →  ZnSO4  +  2FeSO4

Phản ứng minh hoạ tính oxi hoá của Fe3+ mạnh hơn Fe2+

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com