Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic

Chuyên đề này giúp các em tổng hợp lại các kiến thức của chương Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic.

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 271:

Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X  

Câu hỏi số 272:

Đốt cháy hoàn toàn 11,61gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức và một alcol đơn chức được 0,555 mol H2O và 0,435 mol CO2. Xác định công thức axit

Câu hỏi số 273:

Đốt cháy hoàn toàn 7,1 gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức thu được 15,4 gam CO2 và 4,5 gam nước. Cũng lượng hỗn hợp trên cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag. Thành phần % khối lượng mỗi anđehit trong hỗn hợp đó là:

Câu hỏi số 274:

Số đồng phân mạch hở của axit ứng với công thức phân tử C4H6O2

Câu hỏi số 275:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit đơn chức, không no (có một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon), mạch hở cần V lít khí (đktc) khí oxi. Sau phản ứng thu được 6,72 lít(đktc) khí CO2 và a gam nước. Giá trị của V và a lần lượt là:

Câu hỏi số 276:

Anđêhit X no, mạch hở có công thức đơn giản là C2H3O. Số công thức cấu tạo có thể có của X là:

Câu hỏi số 277:

Oxy hoá hết m gam một anđêhit X bằng O2 được (m + 1,6) gam một axit no đơn chức Y. Khử hết m gam anđêhit X bằng H2 ở nhiệt độ cao có Ni xúc tác được 6 gam một alcol Z. Công thức của X là

Câu hỏi số 278:

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở C4H6O2 tác dụng được với NaOH và với cả Na

Câu hỏi số 279:

Cho các chất ClCH2COOH (a);   BrCH2COOH  (b);  ICH2COOH (c);   FCH2COOH  (d). Chiều tăng dần lực axit của các chất trên là:

Câu hỏi số 280:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một anđehit đơn chức X thu được 6,72 lít (đktc) khí CO2. Mặt khác 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol AgNO3 trong NH3. Công thức phân tử của X là:  

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com