Các loại hợp chất vô cơ
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Câu hỏi số 31:
Chỉ dùng quỳ tím bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt:
Dung dịch NaCl, dung dịch HCl, nước clo, dung dịch KI, nước Gia-ven.
Số phản ứng xảy ra là?
Bài 32:
Trong một bình kín dung tích không đổi 11,2 lít chứa O2 ở đktc và 0,9 gam A. Sau khi đốt cháy hết chất A, đưa bình về nhiệt độ ban đầu.
Câu hỏi số 1:
Tính thể tích các chất thu được sau phản ứng ở đktc?
Câu hỏi số 2:
Cho tất cả khí trong bình đi từ từ qua 500ml dung dịch NaOH 20% (d=1,2g/ml). Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được, biết rằng khi cho chất khí qua dung dịch NaOH thì nước bay hơi không đáng kể.
Bài 33:
Trong phòng thí nghiệm có hỗn hợp Na2CO3.10H2O và K2CO3 (các phương tiện, hóa chất cần thiết có đủ). Lấy m1 gam hỗn hợp (đã xác định) hòa tan vào nước được dung dịch D
Câu hỏi số 1:
Bằng cách nào xác định được % khối lượng các chất trong hỗn hợp trên.
Câu hỏi số 2:
Lượng Na2CO3.10H2O là a gam . % khối lượng các chất trong hỗn hợp trên là?
Bài 34:
Từ nguyên liệu là quặng apatit quặng pirit, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng sau:
Câu hỏi số 1:
Điều chế supephotphat đơn . Số phản ứng xảy ra là?
Câu hỏi số 2:
Điều chế và supephotphat kép. Số phản ứng xảy ra là?
Câu hỏi số 35:
Có bốn chất rắn màu trắng đựng trong bốn lọ riêng biệt mất nhãn là NaNO3, Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt bốn chất rắn trên. Có những hiện tượng nào xảy ra?
Câu hỏi số 36:
Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ sau (biết rằng (A), (B), (C) … đều là các chất vô cơ):
G là chất nào?
Câu hỏi số 37:
Chỉ dùng một hóa chất, hãy trình bày cách phân biệt: kali clorua; amoninitrat và supephotphat kép. Hóa chất nào được dùng?
Câu hỏi số 38:
Không dùng thêm hóa chất khác và nhiệt, hãy phân biệt 4 bình mất nhãn đựng các dung dịch sau: Na2CO3; H2SO4; BaCl2; NaCl. Số phản ứng xảy ra là?
Câu hỏi số 39:
Viết các phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa trong sơ đồ sau với đẩy đủ điều kiện:
Có mấy phản ứng cần thêm xúc tác (điều kiện)?
Bài 40:
Cho dòng khí CO đi qua ống sứ đựng 31,20 gam hỗn hợp CuO và FeO nung nóng. Sau thí nghiệm thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Dẫn khí B sục vào 1,00 lít dung dịch Ba(OH)2 0,15M đến khi các phản ứng kết thúc, thấy tạo thành 29,55 g kết tủa.
Câu hỏi số 1:
Số phản ứng xảy ra trong trường hợp này là?
Câu hỏi số 2:
Tính khối lượng chất rắn A.
Câu hỏi số 3:
Chia A thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan phần một bằng dung dịch HCl dư, để cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,56 lít khí H2. Hòa tan hết phần 2 bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thấy thoát ra 2,24 lít khí SO2. Số phản ứng xảy ra trong thí nghiệm này là?
Câu hỏi số 4:
Hãy tính khối lượng mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com