Di truyền học quần thể
Chương ”Di Truyền Học Quần Thể” là chương khó, những kiến thức trong chương này sẽ có trong ôn tập kiểm tra và các đề thi.
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Bài tập luyện
Câu hỏi số 21:
Gen M quy định vỏ trứng có vằn và bướm đẻ nhiều, alen lặn m quy định vỏ trứng không vằn và bướm đẻ ít. Những cá thể mang kiểu gen M- đẻ trung bình 100 trứng/lần, những cá thể có kiểu gen mm chỉ đẻ 60 trứng/lần. Biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quần thể bướm đang cân bằng di truyền. Tiến hành kiểm tra số trứng sau lần đẻ đầu tiên của tất cả các cá thể cái, người ta thấy có 9360 trứng trong đó có 8400 trứng vằn. Số lượng cá thể cái có kiểu gen Mm trong quần thể là:
Câu hỏi số 22:
Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa bằng 10%, còn lại là 2 kiểu gen AA và Aa. Sau 5 thế hệ tự phối tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể còn lại bằng 1.875%. Hãy xác định cấu trúc ban đầu của quần thể nói trên:
Câu hỏi số 23:
Khảo sát một quần thể người thấy xuất hiện người có biểu hiện bệnh lý như sau “ Đầu nhỏ, sứt môi tới 75%, tai thấp và biến dạng …” . Hãy dự đoán người này mắc hội chứng gì.
Câu hỏi số 24:
Một quần thể người trên một hòn đảo có 100 phụ nữ và 100 người đàn ông trong đó có 4 người đàn ông bị bệnh máu khó đông. Biết rằng bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y, quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh là:
Câu hỏi số 25:
Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một lôcut gồm ba alen: A1 (cánh đen) > A2 ( cánh xám) > A3 (cánh trắng). Trong một đợt kiểm tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta thu được tần số các alen như sau: A1 = 0,5, A2 = 0,4, A3 = 0,1.
Nếu quần thể bướm này tiếp tục giao phối ngẫu nhiên, tần số các cá thể bướm có kiểu hình cánh đen, cánh xám và cánh trắng ở thế hệ sau sẽ là:
Câu hỏi số 26:
Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut có 3 alen là A1, A2, A3; lôcut 2 có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiếm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về 2 lôcut trên trong quần thể này là:
Câu hỏi số 27:
Có một đột biến lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới của gà lớn hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được ít thức ăn nên yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường phải liên tục loại chúng ra khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp gà bố mẹ bình thường thu được 1500 gà con, trong đó 15 gà biểu hiện đột biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ dị hợp tử về đột biến gen trên?
Câu hỏi số 28:
Đặc điểm cơ bản của quần thể tự phối sau một thời gian dài là:
Câu hỏi số 29:
Ở một loài lúa, khả năng chịu mặn được quy định bởi một gen đơn gồm 2 alen trong đó R quy định khả năng chịu mặn và trội hoàn toàn so với r. Một quần thể lúa ở trạng thái cân bằng di truyền ở trạng thái nói trên. Trong một ruộng thí nghiệm, người ta thấy 51% số hạt thu được có thể mọc trên môi trường ngập mặn. Tần số tương đối của hai alen trong quần thể này là:
Câu hỏi số 30:
Ở một loài rắn độc, độc rắn có nọc độc được quy định bởi một gen 2 alen T và t trong đó T quy định tính trạng nọc độc và trội không hoàn toàn so với t. Khảo sát một quần thể gồm 2000 cá thể người ta thấy 720 cá thể có nọc độc cực mạnh, nếu coi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Số lượng cá thể có độ nọc độc trung bình là:
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com