Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Hàm số y=ax2 (a ≠ 0), Phương trình bậc hai một ẩn

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Câu hỏi số 381:

Cho phương trình x2– x + 1 – m = 0 (m là tham số). Tìm điều kiện của m để phương trình đã cho có nghiệm.

Câu hỏi: 19947

Câu hỏi số 382:

Giải phương trình sau: x2 + 5x – 6 = 0

Câu hỏi: 19946

Câu hỏi số 383:

Giải phương trình sau: 3(x – 1) = 2 + x

Câu hỏi: 19945

Câu hỏi số 384:

Hai người đi xe đạp cùng xuất phát từ A đến B với vận tốc bằng nhau. Đi được \frac{2}{3} quãng đường AB, người thứ nhất bị hỏng xe nên dừng lại 20 phút và đón ô tô quay về A, còn người hai không dừng lại mà cứ tiếp tục đi. Vận tốc ô tô lớn hơn vận tốc xe đạp là 48 km/h và khi người thứ hai tới B thì người thứ nhất đã quay về A trước đó 40 phút. Tính vận tốc của xe đạp.

Câu hỏi: 19937

Bài 385:

Cho hàm số y = ax2

Câu hỏi số 1:

Xác định hệ số a biết rằng đồ thị của hàm số đã cho đi qua điểm M( - 2; 8).

Câu hỏi: 19935

Câu hỏi số 2:

Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị (P) của hàm số đã cho với giá trị a vừa tìm được và đường thẳng (d) đi qua M( - 2; 8) có hệ số góc bằng – 2. Tìm tọa độ giao điểm khác M của (P) và (d).

Câu hỏi: 19936

Câu hỏi số 386:

Không sử dụng máy tính cầm tay: Giải phương trình: 5x2 – 7x – 6 = 0

Câu hỏi: 19931

Bài 387:

Cho hàm số y = 2.x2 có đồ thị (P) và y = x + 3 có đồ thị (d).

Câu hỏi số 1:

Vẽ các đồ thị (P) và (d) trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy. Gọi A là giao điểm của hai đồ thị (d) và (P) có hoành độ âm. Viết phương trình của đường thẳng (∆) đi qua A và có hệ số góc bằng – 1.

Câu hỏi: 19925

Câu hỏi số 2:

Đường thẳng (∆) cắt trục tung tại C, cắt trục hoành tại D. Đường thẳng (d) cắt trục hoành tại B. Tính tỉ số diện tích của hai tam giác ABC và tam giác ABD.

Câu hỏi: 19926

Câu hỏi số 388:

Một ca nô chạy với vận tốc không đổi trên một khúc sông dài 30km, cả đi và về hết 4 giờ. Tính vận tốc của ca nô khi nước yên lặng, biết vận tốc của dòng nước là 4 km/h.

Câu hỏi: 19914

Câu hỏi số 389:

Giải phương trình: 2x2 + 3x – 5 = 0 

Câu hỏi: 19908

Bài 390:

Cho phương trình x2 – (3m + 1)x + 2m2 + m – 1 = 0 (x là ẩn số).

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng phương trình luôn luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.

Câu hỏi: 19901

Câu hỏi số 2:

Gọi x1, x2 là các nghiệm của phương trình . Tìm m để biểu thức sau đạt giá trị lớn nhất: A = x12 + x22 – 3x1x2.

Câu hỏi: 19902

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com