Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Lượng tử ánh sáng

Chuyên đề này sẽ cung cấp cho các em các kiến thức quan trọng về sự hấp thụ ánh sáng, vận dụng được thuyết lượng tử ánh sáng để giải thích định

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 61:

Một thanh có chiều dài riêng là ℓ. Cho thanh chuyển động dọc theo phương chiều dài của nó trong hệ quy chiếu quán tính với tốc độ bằng 0,8c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không). Trong hệ quy chiếu đó, chiều dài của thanh bị co bớt 0,4 m. Giá trị của ℓ là

Câu hỏi số 62:

Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bức xạcó tần số f1. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bức xạ có tần số f2. Nếu êlectron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bức xạ có tần số

Câu hỏi số 63:

Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45 μm với công suất 0,8 W. Laze B phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,60 μm với công suất 0,6 W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze B và số phôtôn của laze A phát ra trong mỗi giây là

Câu hỏi số 64:

Một cái thước khi nằm yên dọc theo một trục tọa độ của hệ quy chiếu quán tính K thì có chiều dài riêng là ℓ. Khi thước chuyển động dọc theo trục tọa độ này với tốc độ 0,6c thì chiều dài của thước đo được trong hệ K giảm 15 cm. Giá trị của ℓ là

Câu hỏi số 65:

Một chùm êlectron, sau khi được tăng tốc từ trạng thái đứng yên bằng hiệu điện thế không đổi U, đến đập vào một kim loại làm phát ra tia X. Cho bước sóng nhỏ nhất của chùm tia X này là 6,18.10-11 m. Giá trị của U bằng 

Câu hỏi số 66:

Một hạt có khối lượng nghỉ m. Theo thuyết tương đối, khối lượng động (khối lượng tương đối tính) của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) là

Câu hỏi số 67:

Thời gian sống của một muyon đứng yên ở phòng thí nghiệm đo được là 2,2 µs. Nhưng khi đo từ Trái Đất thời gian sống của các hạt muyon tạo ra từ các tia vũ trụ đến thì thời gian sống của nó là 16 µs. Vận tốc của hạt này đối với Trái Đất là

Câu hỏi số 68:

Có ba hạt chuyển động với động năng bằng nhau là: proton, đơtêri và hạt anpha, cùng bay vuông góc vào một từ trường đều và cùng chuyển động tròn đều trong từ trường đó. Gọi RH, RD, Rα lần lượt là bán kính quỹ đạo tròn của mỗi hạt. Lấy khối lượng hạt nhân đo bằng u xấp xỉ bằng số khối. Ta có hệ thức

Câu hỏi số 69:

Dung dịch flourêxein hấp thụ ánh sáng có bước sóng 0,49µm và phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52µm. Người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và ánh sáng năng lượng hấp thụ. Biết hiệu suất của sự phát quang của dung dịch flourêxein là 75%. Số photon bị hấp thụ đã dẫn đến sự phát quang là

Câu hỏi số 70:

Trong quang phổ của nguyên tử Hiđrô, nếu biết bước sóng dài nhất của vạch quang phổ trong dãy Laiman là λ1 và bước sóng của vạch kề với nó trong dãy này là λ2 thì bước sóng  \lambda _{\alpha }  của vạch quang phổ H_{\alpha }   trong dãy Banme là  

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com