Sự bảo tồn và chuyển hóa năng lượng
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Câu hỏi số 1:
Trên một đường thẳng có ba người chuyển động, một người đi xe máy, một người đi xe đạp và một người đi bộ; người đi bộ ở giữa hai người kia. Ở thời điểm ban đầu, khoảng cách giữa người đi bộ và người đi xe đạp nhỏ hơn khoảng cách giữa người đi bộ và người đi xe máy hai lần. Người đi xe máy và người đi xe đạp đi ngược chiều nhau với vận tốc lần lượt là 60 km/h và 20 km/h. Biết rằng cả ba người gặp nhau tại cùng một thời điểm.
Xác định hướng chuyển động và vận tốc của người đi bộ; hãy giải bài toán bằng hai cách (lập phương trình và vẽ đồ thị).
Câu hỏi số 2:
Một nhiệt lượng kế ban đầu không chứa gì,có nhiệt độ t0.Đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 50C.Lần thứ hai đổ thêm một ca nước nóng như trên vào thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 30C nữa.Hỏi nếu lần thứ ba đổ thêm vào cùng một lúc 5 ca nước nóng nói trên thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ nữa?Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Câu hỏi số 3:
Trình bày phương án thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một mẩu kim loại được đặt trong hai cục sáp, biết khối lượng sáp trong hai cục là như nhau. Không được phép lấy mẩu kim laoij ra khỏi cục sáp. Được phép dùng cân và bộ quả cân, giá đỡ, dây treo, cốc đựng nước không có độ chia, nước trong cốc đã biết khối lượng riêng
Bài 4:
Một bình nước hình trụ đặt trên mặt đất ( hình 4). Mở vòi C cho nước chảy ra
Câu hỏi số 1:
Năng lượng nào đã chuyển thành động năng của dòng nước?
Câu hỏi số 2:
Trình bày phương án xác định vận tốc của nước phun ra khỏi vòi C bằng các dụng cụ sau: thước dây, thước kẹp, đồng hồ bấm dây
Câu hỏi số 5:
Một nút chai bằng thủy tinh kín, rỗng ở bên trong. Hãy xác định thể tích của phần rỗng bên trong nút chai đó mà không được đập vỡ nút chai
Câu hỏi số 6:
Có hai bình cách nhiệt. Trong bình thứ nhất chứa 5lit nước ở nhiệt độ t1 = 600C, còn bình thứ hai chứa 1 lít nước ở nhiệt độ t2 = 200C. Đầu tiên rót một phần nước ở bình thứ nhất sang bình thứ hai. Sau đó khi bình thứ hai đã đạt được sự cân bằng nhiệt người ta rót trở lại bình thứ hai sang bình thứ nhất một lượng nước để cho dung tích nước ở hai bình lại bằng dung tích ban đầu. Sau các thao tác đó nhiệt độ nước trong bình thứ nhất hạ xuống còn t3 = 590C. Hỏi đã rót bao nhiêu nước từ bình thứ nhất sang bình thứ hai và ngược lại? Bỏ qua nhiệt dung của bình.
Bài 7:
Một quả cầu bằng hợp kim có trọng lượng P = 2,7N có khối lượng riêng Đ 1 = 9g/cm3, được thả trong một bình chứa nước có khối lượng riêng Đ 2 = 1g/cm3
Câu hỏi số 1:
Tính thể tích phần rỗng của quả cầu để thể tích phần chìm của nó trong nước là một nửa
Câu hỏi số 2:
Tính công để dìm quả cầu hoàn toàn xuống nước ( Cho công thức tính thể tích hình cầu là V = và số π = 3,14)
Câu hỏi số 3:
Câu hỏi số 8:
Một bình thông nhau có hai nhánh tiết diện bằng nhau, một nhánh chứa nước, nhánh còn lại chứa dầu có khối lượng riêng Dd = 850kg/m3. Hỏi mặt ngăn cách giữa hai chất lỏng trên ống nằm ngang nối hai nhánh sẽ dịch chuyển một đoạn bằng bao nhiêu, nếu đổ thêm lên mặt nhánh nước một lớp dầu cùng loại như ở nhánh trái và có chiều cao l = 0,5cm? Biết rằng diện tích tiết diện ngang của mỗi nhánh gấp 10 lần diện tích tiết diện của ống nằm ngang
Bài 9:
Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau, đều đang ở nhiệt độ tx0C. Người ta thả từng chai lần lượt vào một bình cách nhiệt chứa nước, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi thả chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu trong bình là t0 = 360C, chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ t1 = 330C, chai thứ hai lấy nhiệt độ t2 = 30,50C. Bỏ qua sự hao phí nhiệt
Câu hỏi số 1:
Tìm nhiệt độ tx
Câu hỏi số 2:
Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn 260C
Câu hỏi số 10:
Một thanh đồng chất tiết diện đều, đặt trên thành của một bình đựng nước. Ở đầu thanh buộc một quả cầu đồng chất có bán kính R sao cho quả cầu ngạp hoàn toàn trong nước. Hệ thống này nằm cân bằng( hình vẽ). Biết trọng lượng riêng của quả cầu và nước lần lượt là d0 và d, tỉ số . Tính trọng lượng thanh đồng chất nói trên. Có thể xảy ra trường hợp l1 > l2 được không? Giải thích?
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com