Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Các loại hợp chất vô cơ

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Câu hỏi số 121:

X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Thêm 150ml dung dịch Y vào cốc chứa 100ml dung dịch X, khuấy đều thì trong cốc tạo ra 7,8 gam kết tủa. Lại thêm tiếp vào cốc 100ml dung dịch Y, khuấy đều thì lượng kết tủa có trong cốc là 10,92 gam. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch X?

Câu hỏi: 34921

Bài 122:

Hòa tan hết 3,2 gam oxit M2Om trong lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được dung dịch muối nồng độ 12,9%. Sau phản ứng đem cô bớt dung dịch và làm lạnh nó, thu được 7,868gam tinh thể muối với hiệu suất 70%.

Câu hỏi số 1:

Hỏi công thức oxit của kim loại M là gì?

Câu hỏi: 34891

Câu hỏi số 2:

Xác định công thức của tinh thể muối đó.

Câu hỏi: 34892

Câu hỏi số 123:

Mô tả thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm để xác định sự có mặt của nguyên tố cacbon trong bông vải. Chất nào dùng để nhận biết CO2?

Câu hỏi: 34320

Bài 124:

Nêu hiện tượng xảy ra và viết các PTHH minh họa cho các thí nghiệm dưới đây:

Câu hỏi số 1:

Cho Na vào các ống nghiệm riêng lẻ chứa hỗn hợp rượu etylic và benzen, ống nghiệm chứa dung dịch (CH3COO)2Cu.

Câu hỏi: 34317

Câu hỏi số 2:

Đun nóng dung dịch hỗn hợp hồ tinh bột trong H2SO4 để nguội, thêm NaOH vào đến dư, cho tiếp Cu(OH)2 vào và đun nóng.

Câu hỏi: 34318

Câu hỏi số 125:

Một loại phân NPK có % khối lượng N, P2O5, K2O lần lượt là 20%, 10%, 10%. Tính khối lượng NH4NO3, (NH4)2HPO4, KCl cần dùng để tạo ra 100 kg phân NPK nói trên.

Câu hỏi: 34315

Câu hỏi số 126:

Có 4 hợp chất của natri: A, B, C, D. Làm thí nghiệm với các chất này, ta thu được các kết quả sau: Cho dung dịch của A vào dung dịch của B hay dung dịch của C đều tạo khí CO2. Dung dịch B không tạo kết tủa với BaCl2 nhưng tạo kết tủa với Ba(OH)2. Cho bột nhôm vào dung dịch của A hay D đều tạo khí không màu. Xác định A, B, C, D, và viết các PTHH minh họa.

Câu hỏi: 34310

Câu hỏi số 127:

Nêu ứng dụng của nước Gia- ven và clorua vôi. Giải thích.

Câu hỏi: 34309

Câu hỏi số 128:

Hoàn thành dãy chuyển hóa sau:

 

Có bao nhiêu phản ứng tạo khí Cl2 ?

Câu hỏi: 34308

Bài 129:

Cho hỗn hợp A gồm MgO và Al2O3. Chia A thành 2 phần hoàn toàn đều bằng nhau, mỗi phần có khối lượng 19,88 gam. Cho phân 1 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl, đun nóng và khuấy đều. Sau khi kết thúc phản ứng, làm bay hơi cẩn thận hỗn hợp, thu được 47,38 gam chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 400ml dung dịch HCl đã dùng ở thí nghiệm trên, đun nóng, khuấy đều và sau khi kết thúc phản ứng cũng lại làm bay hơi hỗn hợp như trên và cuối cùng thu được 50,68 gam chất rắn khan

Câu hỏi số 1:

Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra? Số phản ứng là?

Câu hỏi: 34301

Câu hỏi số 2:

Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng?

Câu hỏi: 34302

Câu hỏi số 3:

Tính hàm lượng % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp A?

Câu hỏi: 34303

Bài 130:

Xác định các chất X1; X2; X3… thích hợp và hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

(1) Fe2O3 + H2\overset{t^{0}}{\rightarrow} FexOy + X1

(2) X2 + X3 → Na2SO4 + BaSO4↓ + CO2↑ + H2O

(3) X2 + X4 → Na2SO4 + BaSO4↓ + CO2↑ + H2O

(4) X5 + X6 → Ag2O↓ + KNO3 + H2

(5) X7 + X8 → Ca(H2PO4)2

(6) X9 + X10 \overset{t^{0}}{\rightarrow} Fe2(SO4)3 + SO2↑ + H2O

(7) X11 + X10 \overset{t^{0}}{\rightarrow} Ag2SO4 + SO2↑ + H2O

(8) X3 + X12 → BaCO3↓ + H2O

(9) X3 + X13 → BaCO3↓ CaCO3↓ + H2O

(10) X9 + X14 → Fe(NO3)2 + X15

Câu hỏi số 1:

Có mấy phản ứng sinh kết tủa?

Câu hỏi: 34286

Câu hỏi số 2:

Mấy phản ứng sinh khí?

Câu hỏi: 34287

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com