Cơ học
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Bài 1:
Cho mạch điện như hình vẽ 1. Các điện trở trong mạch đều giống nhau và bằng r. Bỏ qua điện trở của các ampe kế và dây nối. Đặt vào A và B một hiệu điện thế U thì thấy ampe kế A chỉ I = 4,45 A.
Câu hỏi số 1:
Tìm số chỉ của ampe kế A0 và A1.
Câu hỏi số 2:
Cho r = 1 W , tìm công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB và xác định điện trở của đoạn mạch AB.
Câu hỏi số 2:
Dùng một ca múc nước ở thùng chứa nước A có nhiệt độ tA = 20 0C và ở thùng chứa nước B có nhiệt độ tB = 80 0C rồi đổ vào thùng chứa nước C. Biết rằng trước khi đổ, trong thùng chứa nước C đã có sẵn một lượng nước ở nhiệt độ tC = 40 0C và bằng tổng số ca nước vừa đổ thêm vào nó. Tính số ca nước phải múc ở mỗi thùng A và B để có nhiệt độ nước ở thùng C là 50 0C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, với bình chứa và ca múc nước
Câu hỏi số 3:
Cho một thanh gỗ thẳng dài có thể quay quanh một trục lắp cố định ở một giá thí nghiệm, một thước chia tới milimet, một bình hình trụ lớn đựng nước (đã biết khối lượng riêng của nước), một bình hình trụ lớn đựng dầu hoả, một lọ nhỏ rỗng, một lọ nhỏ chứa đầy cát có nút đậy kín, hai sợi dây. Hãy trình bày một phương án xác định khối lượng riêng của dầu hoả.
Câu hỏi số 4:
Hai xe xuất phát cùng lúc từ A để đi đến B với cùng vận tốc 30km/h.đi được 1 /3 quãng đường thì xe thứ hai tăng tốc và đi hết quãng đường còn lại với vận tốc 40km/h ,nên đến B sớm hơn xe thứ nhất 5 phút.Tính thời gian mỗi xe đi hết quãng đường BA.
Bài 5:
Một dòng sông có chiều rộng AB = d. Một người muốn bơi qua sông từ A đến B. Lần thứ nhất, người đó bơi theo hướng vuông góc với dòng nước, do nước chảy nên người này bị trôi tói C nằm về phía hạ lưa và phải bơi ngược về B. Lần thứ hai, người đó bơi theo hướng AD và cập bờ tại B. Gọi v1, v2 lần lượt là vận tốc của người đối với nước và của nước đối với bờ. Coi chuyển động là thẳng đều; v1 > v2 và không đổi trong hai ần bơi
Câu hỏi số 1:
Chứng minh rằng thời gian bơi lần thứ hai t2 nhỏ hơn thời gian bơi lần thứ nhất t1
Câu hỏi số 2:
Giả sử t2 = 0,7t1. Tìm tỷ số
Câu hỏi số 6:
Hai xe đồng thời xuất phát từ điểm A chuyển động thẳng đều về điểm B, đoạn đường AB có độ dài là L. Xe thứ nhất trong nử đầu đoạn đường đầu của đoạn đường AB đi với vận tốc m, nửa đoạn còn lại đi với vận tốc n. Xe thứ hai trong nửa đầu của tổng thời gian đi với vận tốc m, nửa còn lại đi với vận tốc n. Biwwts m khác n. Hỏi xe nào đến B trước và trước bao lâu?
Bài 7:
Một thành phố A vào lúc 6 giờ một người đi xe đạp đến thành phố B cách A 90km. Sau đó 30 phút một người đi xe máy cũng khởi hành từ A đến B, vào lúc 7 giờ người đi xe máy vượt người đi xe đạp. Đến thành phố B người đi xe máy nghỉ lại 30 phút, sau đó quay về thành phố A với vận tốc như cũ và gặp lại người đi xe đạp lúc 10 giò 40 phút. Xác định:
Câu hỏi số 1:
Người đi xe máy, người đi xe đạp đến thành phố B lúc mấy giờ?
Câu hỏi số 2:
Vẽ đồ thị chuyển động của hai người trên cùng một hệ trục tọa độ.
Câu hỏi số 8:
Một thanh đồng chất tiết diện đều, có khối lượng 10 kg, chiều dài l được đặt trên hai giá đỡ M và N như hình vẽ. Khoảng cách NK = . Ở đầu K người ta buộc một vật nặng hình trụ có bán kính đáy là 10 cm, chiều cao 32 cm, trọng lượng riêng chất làm vật hình trụ là 35000 N/m3. Lúc đó lực ép của thanh lên giá đỡ M bị triệt tiêu. Tính trọng lượng riêng của chất lỏng trong bình.
Bài 9:
Một chiếc thuyền máy có vận tốc khi nước đứng yên là v = 1,5m/s. Con song có hai bờ thẳng song song cách nhau d = 200m. Người lái thuyền đã lái cho thuyền sang song theo đường ngắn nhất. Hãy xác định vận tốc sang sông và quãng đường mà thuyền đã sang song trong hai trường hợp vận tốc của dòng nước là:
Câu hỏi số 1:
u = 1m/s
Câu hỏi số 2:
u = 2m/s
Bài 10:
Một quả bóng nhựa có trọng lượng P được thả nổi trong một bình nước. Để giữa cho quả bóng nằm chìm lơ lửng trong nước, ta cần tác dụng lên quả bóng một lực F thẳng đứng hướng xuống, độ lớn của lực F bằng P. Cho biết trọng lượng riêng của nước là d0 = 104N/m3.
Câu hỏi số 1:
Tìm trọng lượng riêng của quả bóng.
Câu hỏi số 2:
Giữ quả bóng chìm ở đáy bình nước có độ sâu h = 1(m) so với mặt nước rồi buông. Hỏi qủa bóng có thể đi lên khỏi mặt nước đến độ cao tối đa h’ so với mặt nước là bao nhiêu? Bỏ qua lực cản của nước và không khí. Cho rằng đường kính của quả bóng là nhỏ không đáng kể so với độ sâu h, lực đẩy Acsimet FA của nước tác dụng lên bóng khi nằm yên trong nước và khi bóng chuyển động trong nước là như nhau.
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com