Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Dao động và sóng điện từ

Chuyên đề mạch dao động và sóng điện từ giúp học sinh nắm được các công thức về mạch dao động điện từ - sóng điện từ, giải được các bài toán

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 31:

Nối 2 bản của tụ điện với một nguồn điện không đổi rồi ngắt ra. Sau đó nối 2 bản đó với cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, thì thời gian tụ phóng điện là ∆t. Nếu lặp lại các thao tác trên với cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 2L, thì thời gian tụ phóng điện là

Câu hỏi số 32:

Mạch dao động gồm cuộn dây cảm thuần L và tụ phẳng không khí, phát ra sóng điện từcó bước sóng 100 m. Nếu lấp đầy khoảng không gian giữa hai bản tụ bởi điện môi có hằng số điện môi ε= 4 thì mạch phát ra sóng điện từ có bước sóng

Câu hỏi số 33:

Trong mạch dao động LC, khi hoạt động thì điện tích cực đại của tụ là Q0= 1 nC và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây là I0= 10 mA. Tần số dao động của mạch là:

Câu hỏi số 34:

Một mạch dao động gồm cuộn dây cảm thuần L và tụ điện C. Khi điện dung của tụ điện là C1= 112 pF thì mạch phát ra sóng điện từcó bước sóng 100 m. Để mạch phát ra sóng điện từ có bước sóng 200 m, thì điện dung của tụ phải có giá trị

Câu hỏi số 35:

Trong mạch dao động lí tưởng có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của một bản tụ là qvà dòng điện cực đại qua cuộn cảm là I0. Cho cặp số dương x và n thỏa mãn: n2 – x2 = 1. Khi dòng điện qua cuộn cảm bằng I0/n thì điện tích của 1 bản tụ có độ lớn

Câu hỏi số 36:

Trong mạch dao động LC lý tưởng có dao động điện từ tự do. Thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường giảm từ giá trị cực đại xuống còn nửa giá trị cực đại là Δt1. Thời gian ngắn nhất để điện tích trên tụ giảm từ giá trị cực đại xuống còn nửa giá trị cực đại là Δt2. Tỉ số Δt1/Δt2 là:

Câu hỏi số 37:

 Một tụ xoay có điện dung biến thiên liên tục và tỉ lệ thuận với góc quay theo hàm bậc nhất từ giá trị C1 = 10 pF đến C2 = 370 pF tương ứng khi góc quay của các bản tụ tăng dần từ 0° đến 180°. Tụ điện được mắc với một cuộn dây có hệ số tự cảm L = 2 µH để tạo thành mạch chọn sóng của máy thu. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 18,84 m thì phải xoay tụ ở vị trí ứng với góc quay bằng

Câu hỏi số 38:

Một mạch dao động gồm một cuộn dây có độ tự cảm 4 µH và một tụ điện có điện dung 2000 pF. Điện tích cực đại trên tụ là 5 µC. Nếu mạch có điện trở thuần 0,1 Ω thì để duy trì đao động trong mạch thì phải cung cấp cho mạch một năng lượng có công suất bằng

 

Câu hỏi số 39:

Cho một mạch dao động LC lí tưởng, cuộn dây có độ tự cảm L = 4µH . Tại thời điểm t = 0, dòng điện trong mạch có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại của nó và có độ lớn đang tăng. Thời điểm gần nhất (kể từ lúc t = 0) để dòng điện trong mạch có giá trị bằng không là \frac{5\pi}{6} µs. Điện dung của tụ điện là

Câu hỏi số 40:

Một tụ điện xoay chiều có điện dung biến thiên liên tục và tỉ lệ thuận với góc quay từ giá trị C1 = 10 pF đến 490 pF khi góc quay của các bản tăng dần từ 00 đến 1800. Tụ điện được mắc với một cuộn dây có điện trở 10-3 Ω, hệ số tự cảm L = 2µH để làm thành mạch dao động ở lối vào của một máy thu vô tuyến điện. Khi bước sóng của mạch thu được là 19,2m thì người ta xoay tụ một góc là:

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com