Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Dao động và sóng điện từ

Chuyên đề mạch dao động và sóng điện từ giúp học sinh nắm được các công thức về mạch dao động điện từ - sóng điện từ, giải được các bài toán

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 81:

Một mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C1 ; C2. Nếu mắc C1 song song với C2 rồi mắc với cuộn cảm L thì mạch thu được bước sóng λ1 = 24m. Nếu mắc C1 nối tiếp với C2 rồi mắc với cuộn cảm L thì mạch thu được bước sóng λ2 = 50m. Hỏi nếu mắc riêng từng tụ C1; C2 với cuộn dây thì bước sóng của mỗi mạch sẽ thu được là bao nhiêu biết C1 < C2.

Câu hỏi số 82:

Một mạch dao động gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và  hai tụ C1 và C2 . Nếu mắc L và C1 thì mạch thu được bước sóng λ1 = 60m. Nếu mắc L và C2 thì mạch thu được bước sóng λ2 = 80m. Hỏi mạch sẽ thu được bước sóng là bao nhiêu khi tụ C1 mắc song song C2 rồi mắc với cuộn thuần cảm

Câu hỏi số 83:

Mạch dao động điện từ tự do LC. Một nửa năng lượng điện trường cực đại trong tụ chuyển thành năng lượng từ trong cuộn cảm mất thời gian 2μs. Chu kỳ dao động điện từ trong mạch là:

Câu hỏi số 84:

Mạch dao động gồm cuộn cảm thuần L và tụ C1 có tần số riêng f1 = 6MHz, cuộn L và  tụ C2 có tần số riêng là f2= 8MHz. Hỏi tần số riêng của mạch dao động gồm cuộn cảm L và hai tụ C1, C2 nối tiếp bằng bao nhiêu?

Câu hỏi số 85:

Bốn khung dao động điện từ có các cuộn cảm giống hệt nhau, còn các tụ điện thì khác nhau. Điện dung của tụ điện trong khung thứ nhất là C1, của khung thứ hai là C2 < C1, của khung thứ ba là bộ tụ điện gồm C1, C2 ghép nối tiếp, của khung thứ tư là bộ tụ điện gồm C1, C2 ghép song song. Tần số dao động riêng của khung thứ ba là f= 5MHz, của khung thứ tư là f= 2,4MHz. Hỏi khung thứ nhất và thứ hai có thể bắt được các sóng có bước sóng lần lượt là λ1 và λ2 bằng bao nhiêu? Cho c = 3.108m/s.

Câu hỏi số 86:

Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang có dao động điện từ tự do. Ở thời điểm t = 0, hiệu điện thế giữa hai bản tụ có giá trị cực đại là U0. Năng lượng từ trường của mạch ở thời điểm t = \frac{\pi }{2}\sqrt{LC} bằng

Câu hỏi số 87:

Trong mạch dao động LC với chu kì T, tại thời điểm t = 0 dòng điện trong cuộn dây có giá trị cực đại I0 thì sau đó \frac{T}{12}

Câu hỏi số 88:

Một mạch dao động lý tưởng như hình vẽ, trong đó hai tụ điện giống nhau. Thoạt đầu K ngắt, khi cường độ dòng trong mạch bằng không, thì điện áp trên tụ điện C1 bằng U0. Khi cường độ dòng trong mạch đạt giá trị cực đại, người ta đóng K. Xác định điện áp trên các tụ điện khi dòng trong mạch lại bằng không?  

Câu hỏi số 89:

Một tụ xoay có điện dung biến thiên liên tục và tỉ lệ thuận với góc quay từ giá trị C1 = 10pF đến C2 = 370pF tương ứng khi góc quay của các bản tụ tăng dần từ 00 đến 1800. Tụ điện được mắc với một cuộn dây có hệ số tự cảm L = 2µH để tạo thành mạch chọn sóng của máy thu. Để thu được sóng có bước sóng λ = 18,84m phải xoay tụ một góc bằng bao nhiêu kể từ khi tụ có điện dung nhỏ nhất?

Câu hỏi số 90:

Mạch dao động tự do LC (L = 180 nH). Khi điện áp giữa hai bản tụ là u1 = 1,2 V thì cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây là i1 = 3mA; Khi điện áp giữa hai bản tụ là u2 = 0,9 V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là i2 = 4 mA. Điện dung C của tụ điện bằng

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com