Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đường tròn

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Câu hỏi số 121:

Hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài nhau tại M và có tiếp tuyến chung trong tại điểm này. Đường thẳng AB là tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn trên (A ∈ (O) và B ∈ (O’)). Chứng minh rằng \dpi{100} \widehat{AMB} = 90° .

Câu hỏi: 47960

Câu hỏi số 122:

Cho hai tiếp tuyến AB và AC của đường tròn (O) (B, C là hai tiếp điểm. Qua điểm X của cung nhỏ BC kẻ tiếp tuyến đến đường tròn này nó cắt AB và AC theo thứ tự tại M và N. Chứng minh rằng chu vi tam giác AMN và góc MON không phụ thuộc vào việc chọn điểm X trên cung nhỏ BC.

Câu hỏi: 47955

Câu hỏi số 123:

Cho đường tròn (O ; R) tiếp xúc trong đường tròn (O’ ; R’) (R’ > R) tại điểm A. Đường thẳng nối tâm OO’ cắt hai đường tròn ấy lần lượt tại điểm thứ hai B, B'. Chứng minh rằng tiếp tuyến chung ngoài của các đường tròn đường kính OO’, BB’ đi qua A.

Câu hỏi: 47811

Câu hỏi số 124:

Cho hình vuông ABCD, đường tròn tâm A, bán kính AB cắt đường tròn đường kính CD tại điểm M (M ≠ D). Chứng minh rằng đường thẳng DM đi qua trung điểm I cùa BC.

Câu hỏi: 47789

Câu hỏi số 125:

Cho đường tròn (O ; R), đường thẳng d và điểm A nằm trên d. Dựng đường tròn tiếp xúc với (O ; R) đồng thời tiếp xúc với d tại A.

Câu hỏi: 47787

Bài 126:

Cho một đường tròn (O ; R), một đường tròn (O1, r1) tiếp xúc trong với (O; R) và một đường tròn (O2 ; r2) vừa tiếp xúc trong với (O ; R) vừa tiếp xúc ngoài với (O1, r1).

Câu hỏi số 1:

Tính chu vi tam giác OO1Otheo R.

Câu hỏi: 47721

Câu hỏi số 2:

Dựng hai đường tròn (O1, r1) và (O2 ; r2) biết: R = 3 cm ; r1 = 1 cm

Câu hỏi: 47722

Bài 127:

Cho đường tròn (O ; R), một điểm A nằm trên đường tròn và một điểm B không nằm trên đường tròn ấy.

Câu hỏi số 1:

Hãy nêu cách dựng qua B một đường tròn (O’) tiếp xúc với đường tròn đã cho tại A.

Câu hỏi: 47693

Câu hỏi số 2:

Không cần dựng, hãy căn cứ vào các dữ kiện sau đây để xác định xem trường hợp nào dựng được, trường hợp nào không dựng được đường tròn (O’) đi qua В tiếp xúc trong với (O) (hoặc tiếp xúc ngoài (O)) tại A. a)   R = 2 cm; AB = 4 cm; BO = 4,5 cm. b)   R = 5 cm; AB = 12 cm; BO = 13 cm. c)   R = 3 cm; AB = 4 cm; BO = 3,5 cm.

Câu hỏi: 47694

Bài 128:

Hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại điểm A. Đường thẳng OO’ cắt hai đường tròn (O) và (O’) lần lượt ở B và C (khác điểm A). DE là một tiếp tuyến chung ngoài cùa hai đường tròn (D ∈ (О) ; E ∈ (O’)). Gọi M là giao điểm cùa hai đường thẳng BD và CE. Chứng minh rằng:

Câu hỏi số 1:

\dpi{100} \widehat{DME} = 90°.

Câu hỏi: 47667

Câu hỏi số 2:

MA là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O) và (O’).

Câu hỏi: 47668

Câu hỏi số 3:

MD.MB = МЕ.МС.

Câu hỏi: 47669

Bài 129:

Cho hai đường tròn (O ; 4 cm) và (O’ ; 3 cm) cắt nhau tại hai điểm phân biệt A và B, biết OO’ = 5 cm. Từ B vẽ hai đường kính BOC và BO’C.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh ba điểm C, A, D thẳng hàng.

Câu hỏi: 47640

Câu hỏi số 2:

Chứng minh tam giác OBO’ là tam giác vuông.

Câu hỏi: 47641

Câu hỏi số 3:

Tính diện tích các tam giác OBO’ và CBD.

Câu hỏi: 47642

Câu hỏi số 4:

Tính độ dài các đoạn AB, CA, AD.

Câu hỏi: 47643

Câu hỏi số 130:

Tìm đường kính của đường tròn nội tiếp một tam giác vuông nếu cạnh huyền bằng с và tổng các cạnh góc vuông bằng m.

Câu hỏi: 47638

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com