Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Hình học không gian

Hình học không gian nghiên cứu về điểm, đường thẳng... Chuyên đề này giúp học sinh giải quyết các bài toán điển hình về giải hình không gian bằng tọa

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 51:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B, mặt phẳng (SCD) hợp với mặt phẳng (ABCD) một góc \varphi sao cho cos \varphi = \frac{1}{\sqrt{7}} . Biết rằng  SA = SC = SD, AB = BC = a, AD = 2a.          

a. Tính thể tích của khối chóp theo a. 

b. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SC và AD  và góc giữa hai mặt phẳng (SCD) và (SAD) theo a.

Câu hỏi số 52:

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại A và AB = 2a, AC = 2a√3. Hình chiếu vuông góc của điểm S trên mặt phẳng (ABC) là trung điểm H của cạnh AB. Góc giữa 2 mặt phẳng (SBC) và (ABC) bằng 300. Tính thể tích của khối chóp S.ABC và khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng (SAC)

Câu hỏi số 53:

Cho hình hộp đứng ABCDA’B’C’D’có đáy là hình thoi cạnh a, góc ABC bằng 600,  góc giữa mặt phẳng (A’BD) và mặt phẳng đáy bằng 600. Tính theo a thể tích của hình hộp và khoảng cách giữa CD’ và mặt phẳng (A’BD).

Câu hỏi số 54:

Cho hình chóp S.ABCD, có đáy là hình vuông cạnh a, hình chiếu vuông góc của đỉnh S lên đáy trùng trọng tâm H của tam giác ABC. Tính theo a thể tích của khối chóp S.HACD và khoảng cách từ đường thẳng SC tới đường thẳng BD biết mặt phẳng (SAB) hợp mặt phẳng góc 600

Câu hỏi số 55:

Cho hình lăng trụ ABC.A1B1C1 có M là trung điểm cạnh AB, BC = 2a, góc ACB bằng 900 và góc ABC bằng 600, cạnh bên CC1 tạo với mặt phẳng (ABC) một góc 450, hình chiếu vuông góc của C1 lên mặt phẳng (ABC) là trung điểm của CM. Tính thể tích khối lăng trụ đã cho và góc tạo bởi 2 mặt phẳng (ABC) và (ACC1A1)

Câu hỏi số 56:

Cho lăng trụ ABC.A’B’C’ có các mặt bên đều là hình vuông cạnh a. Gọi G là trọng tâm tam giác AB’C’. Tính thể tích tứ diện GABC và khoảng cách giữa hai đường thẳng AB’ và BC.

Câu hỏi số 57:

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác cân tại C, cạnh đáy AB bằng 2a và góc \widehat{ABC} = 300. Mặt phẳng (C’AB) tạo với đáy (ABC) một góc 600. . Tính thể tích của khối lăng trụ ABC.A’B’C’ và khoảng cách giữa 2 đường thẳng AB và CB’.

Câu hỏi số 58:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a,mặt bên SAB là tam giác đều, SC = a√2 . Gọi M là trung điểm của AD. Tính thể tích của khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa 2 đường thẳng CM và SD.

Câu hỏi số 59:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi, 2 mặt phẳng (SAC) và (SBD) cùng vuông góc với đáy. Biết 2 đường chéo AC = 2a√3; BD = 2a cắt nhau tại O và khoảng cách từ O đến mặt phẳng (SAB) bằng \frac{a\sqrt{3}}{4}. Tính khoảng cách giữa CD,SA và tính thể tích khối chóp S.ABCD.

Câu hỏi số 60:

Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy ABC là 1 tam giác vuông tại B, \widehat{BAC} =  600.Bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC bằng a và góc giữa 2 mặt phẳng (A'BC) và (ABC) bằng  600. Tính theo a thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C'

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com