Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Kim loại

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Câu hỏi số 101:

Thêm từ từ dung dịch HCl vào 10g muối cacbonat của một kim loại hóa trị II. Sau một thời gian thể tích khí thoát ra đã vượt quá 1,904 lít (đktc) và lượng muối clorua tạo thành vượt quá 8,585 gam. Hỏi đó là muối cacbonat của kim loại nào trong số các kim loại sau:

Câu hỏi: 32802

Bài 102:

Cho 27,4 gam Ba vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2% thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.

Câu hỏi số 1:

Tính thể tích khí A (đktc)?

Câu hỏi: 32788

Câu hỏi số 2:

Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?

Câu hỏi: 32789

Câu hỏi số 3:

Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch C?

Câu hỏi: 32790

Bài 103:

Cho 6,45 gam hỗn hợp kim loại hóa trị II là A và B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng xong thu được 1,12 lít khí (đktc) và 3,2 gam chất rắn. Lượng chất rắn này tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được dung dịch D và kim loại E. Lọc lấy E rồi cô cạn dung dịch D thu được muối khan F.

Câu hỏi số 1:

Xác định các kim loại A, B biết rằng A đứng trước B trong dãy hoạt động hóa học.

Câu hỏi: 32416

Câu hỏi số 2:

Đem lượng muối F nung ở nhiệt độ cao một thời gian thu được 6,16 gam chất rắn và V lít hỗn hợp khí. Tính thể tích V (đktc). Biết rằng khi nhiệt phân muối F tạo thành oxit kim loại, khí NO2 và O2.

Câu hỏi: 32417

Câu hỏi số 3:

Nhúng một thanh kim loại A vào 400ml dung dịch muối F có nồng độ mol là CM. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy thanh kim loại ra rửa sạch và làm khô rồi cân lại thì thấy khối lượng của nó giảm đi 0,1 gam. Tính nồng độ CM, biết rằng tất cả các kim loại sinh ra sau phản ứng bám lên bề mặt của thanh kim loại A.

Câu hỏi: 32418

Bài 104:

Hỗn hợp A gồm bột đồng (II) oxit (CuO) và bột than (C) được nung ở nhiệt độ cao trong một bình kín không có không khí, thu được khí B và 4,4 gam chất rắn D.

-   Dẫn khí B lội qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 3,94g chất kết tủa.

-    Lấy ½ chất rắn D đem hòa tan trong dung dịch HCl dư, dung dịch tan thu được đem cho tác dụng với dung dịch NaOH dư. Phản ứng xong lọc lấy kết tủa đem nung nóng ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến khi khối lượng chất rắn thu được không thay đổi nữa rồi đem cân thì được m gam

-    Lấy ½ chất rắn D còn lại đốt cháy trong O2 dư, thu được n gam chất rắn.

Câu hỏi số 1:

Số phương trình phản ứng xảy ra là?

Câu hỏi: 31905

Câu hỏi số 2:

Xác định thành phần định tính của các chất trong hỗn hợp D?

Câu hỏi: 31906

Câu hỏi số 3:

Tìm m,n?

Câu hỏi: 31907

Câu hỏi số 4:

Xác định % các chất trong A?

Câu hỏi: 31908

Câu hỏi số 5:

Xác định % các chất trong D?

Câu hỏi: 31909

Câu hỏi số 105:

Một cốc đựng muối cacbonat của một kim loại hóa trị 2. Rót từ từ dung dịch H2SO4 có nồng độ 20% vào cốc cho đến khi khí thoát ra vừa hết thì thu được dung dịch muối có nồng độ 24,91%. Hãy xác định muối cacbonat của kim loại gì?

Câu hỏi: 31888

Câu hỏi số 106:

Nguyên tố B có thể tạo với nhôm thành hợp chất AlnBm mà phân tử gồm 5 nguyên tử. Khối lượng phân tử của hợp chất là 150đvC. Tìm CTPT của hợp chất?

Câu hỏi: 31878

Câu hỏi số 107:

Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam hỗn hợp MgCO3; CaCO3, BaCO3 thu được khí B. Cho khí B hấp thụ hết vào nước vôi trong được 10 gam kết tủa và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C tới phản ứng hoàn toàn thấy tạo thành thêm 6 gam kết tủa.

Hỏi % khối lượng của MgCO3 nằm trong khoảng nào?

Câu hỏi: 31127

Bài 108:

Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại M bằng dung dịch HCl dư thu được V lít hidro (đktc). Mặt khác hòa tan hoàn toàn m gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được muối nitrat của M, nước và cũng V lít khí NO duy nhất (đktc).

Câu hỏi số 1:

So sánh hóa trị của M trong muối clorua và trong muối nitrat?

Câu hỏi: 31102

Câu hỏi số 2:

Hỏi M là kim loại nào? Biết rằng khối lượng muối nitrat tạo thành gấp 1,905 lần khối lượng muối clorua.

Câu hỏi: 31103

Bài 109:

Ta có các dữ kiện sau:

Câu hỏi số 1:

X là một kim loại có trong dãy Be-kê-tốp (ở thể rắn trong điều kiện thường), X không tác dụng với dung dịch HCl, X phản ứng được với dung dịch FeCl3 và dung dịch AgNO3. Xác định X.

Câu hỏi: 31046

Câu hỏi số 2:

Cho một hỗn hợp gồm x mol Zn và Fe vào dung dịch chứa a mol X(NO3)2 cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chứa 2 muối và chất rắn B. Hòa tan B trong dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Lập luận tìm biểu thức liên hệ giữa x, y và a. Tìm điều kiện liên hệ giữa a và x để sau phản ứng, khối lượng dung dịch A giảm so với khối lượng dung dịch muối ban đầu.

Câu hỏi: 31047

Bài 110:

Oxi hóa p gam một kim loại X thu được 1,3475p gam oxit tương ứng.

Câu hỏi số 1:

Xác định X và cho biết vị trí của X trong hệ thống tuần hoàn.

Câu hỏi: 31035

Câu hỏi số 2:

Hòa tan hoàn toàn p gam X trong 200ml dung dịch AlCl3 1M thấy sinh ra V lít khí ở đktc và có kết tủa xuất hiện, lọc rửa kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thu được 7,65 gam chất rắn. Tính p, V.

Câu hỏi: 31036

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com