Sự bảo tồn và chuyển hóa năng lượng
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Bài 11:
Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2.02.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106N/m2
Câu hỏi số 1:
Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? Vì sao khẳng định như vậy
Câu hỏi số 2:
Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300N/m3
Bài 12:
Một khối nước đá có khối lượng m1 = 2kg ở nhiệt độ -50C
Câu hỏi số 1:
Tính nhiệt lượng cần cung cấp để khối nước đá trên biến thành hơi hoàn toàn ở 1000C. Cho nhiệt dung riêng của nước đá và nước là C1 = 1800J/kg.k, C2 = 4200J/kg.k, nhiệt nóng chảy của nước đá ở 00C là 3,4.105J/kg.k, nhiệt hóa hơi của nước ở 1000C là 2,3.106J/kg trên
Câu hỏi số 2:
Bỏ qua khối nước đá trên vào xô nhôm chứa nước ở 500C. Sau khi có cân bằng nhiệt người ta thấy còn sót lại 100g nước đá chưa tan hết. Tính lượng nước đã có trong xô. Biết xô nhôm có khối lượng 500g và nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.k
Câu hỏi số 13:
Nêu quá trình chuyển hóa năng lượng của một vật có khối lượng 750g rơi từ độ cao 4m xuống mặt đất, coi sức cản của không khí không đáng kể
Khi vật rơi xuống đất thực hiện một công là bao nhiêu
Câu hỏi số 14:
Một viên bi sắt được treo trên sợi dây, đứng yên ở vị trí cân bằng như hình vẽ:
Hiện tượng gì xảy ra khi ném một cục đất sét có khối lượng m’ theo phương nằm ngang vào viên bi và cục đất sét dính luôn vào viên bi?
Nêu quá trình chuyển hóa năng lượng trong trường hợp này
Câu hỏi số 15:
Xác định khối lượng riêng của dầu hỏa bằng phương pháp thực nghiệm với các dụng cụ gồm: Một ống thủy tinh rỗng hình chữ U, một cốc đựng nước nguyên chất, một cốc đựng dầu hỏa và một thước dài có độ chia nhỏ đến mm
Câu hỏi số 16:
Dùng một ca múc nước ở thùng chứa nước A có nhiệt độ tA = 200C và thùng chứa nước B có nhiệt độ tB = 800C rồi đổ vào thùng nước C. Biết rằng trước khi đổ, thùng nước C đã có sẵn một lượng nước ở nhiệt độ tC = 400C và bằng tổng số ca nước vừa đổ thêm vào nó. Tính số ca nước phải múc ở mỗi thùng A và B để có nhiệt độ nước ở thùng C là 500C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, với bình chứa và với ca múc nước
Câu hỏi số 17:
Cho một thanh gỗ thẳng dài có thể quay quanh một trục lắp cố định ở một giá thí nghiệm, một hước chia tới milimet, một bình hình trụ lớn đựng nước ( đã biết khối lượng riêng của nước), một bình hình trụ lớn đựng dầu hỏa, một lọ rỗng nhỏ, một lọ nhỏ chứa đầy cát có nút đậy kín, hai sợi dây. Hãy trình bày một phương án xác định khối lượng riêng cảu dầu hỏa
Câu hỏi số 18:
Một nhiệt kế lượng ban đầu không chứa gì, có nhiệt độ t0. Đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 50C. Lần thứ hai, đổ thêm một ca nước nóng nhue trên vào thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 30C nữa. Hỏi nếu lần thứ ba đổ thêm vào cùng một lúc 5 ca nước nóng nói trên thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiệu độ nữa?
Bài 19:
Để sấy khô một loại sản phẩm công nghiệp, người ta đặt sản phẩm trong một phòng kín có một lò sưởi điện. Khi nhiệt độ lò sưởi là t1 = 800C và nhiệt độ ngoài trời là t2 = 300C thì nhiệt độ căn phòng là t = 500C. Cho rằng nhiệt lượng do lò sưởi truyền vào trong phòng một đơn vị thời gian tỷ lệ với hiệu của nhiệt độ lò sưởi và nhiệt độ trong phòng, nhiệt lượng truyền từ trong phòng ra ngoài trời trong một đơn vị thời gian tỉ lệ với hiệu của nhiệt độ trong và nhiệt độ ngoài trời. Điện trở của bộ phận đốt nóng của lò sưởi không thay đổi trong suốt thời gian hoạt đông
Câu hỏi số 1:
Nếu nhiệt độ ngoài trời là t’2 = 200C và vẫn giữ nguyên cường độ dòng điện I qua lò sưởi thì nhiệt độ trong phòng t’ và nhiệt độ lò sưởi t’1 là bao nhiêu?
Câu hỏi số 2:
Khi nhiệt độ ngoài trời là t’2 = 200C, để nhiệt độ trong phoàng vẫn là t = 500C, phải tăng cường độ dòng điện qua lò sưởi lên bao nhiêu lần so với lúc ban đầu? Khi này nhiệt độ t’1 của lò sưởi là bao nhiêu?
Bài 20:
Một khối kim loại A có khối lượng m = 490gam, nhiệt độ ban đầu của tA = 800C. Thả khối A vào trong một bình nhiệt kế có chứa nước. Nước trong bình có nhiệt độ ban đầu t0 = 200C, khối lượng m0 = 200 gam, nhiệt dung riêng c0 = 4200 J/kg. Khối kim loại A là hợp kim của đồng và sắt. Khối lượng riêng và nhiệt dung riêng của đồng là D1 = 8900kg/m3, c1 = 380 J/kg.K, của sắt là D2 = 7800kg/m3, c2 = 460J/kg.K. Khi thả khối A chòm trong nước, thể tích nước trong bình dâng cao thêm 60cm3. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình nhiệt kế lượng và môi trường xung quanh. Tìm:
Câu hỏi số 1:
Khối lượng của đồng, của sắt trong khối kim loại A
Câu hỏi số 2:
Nhiệt độ t của hệ thống khi có cân bằng nhiệt
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com