Sự điện li
Chuyên đề này giúp các em giải được các bài tập về sự điện li.
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Bài tập luyện
Câu hỏi số 151:
Dãy nào sau đây gồm các dung dịch cùng nồng độ mol/lit, được sắp xếp theo trình tự pH tăng dần từ trái sang phải
Câu hỏi số 152:
Thêm m gam K vào 200ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)30,1M thu được kết tủa Y. Để thu được kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là:
Câu hỏi số 153:
Cho các dung dịch NH4Cl (1), NaHSO4 (2), Na2CO3 (3), AlCl3(4), C6H5ONa (5).
Số dung dịch có giá trị pH > 7 là:
Câu hỏi số 154:
Cho các chất: Cu, Mg, FeCl2, Fe3O4. Số chất tác dụng được với dung dịch chứa: Mg(NO3)2 và H2SO4 là
Câu hỏi số 155:
Dung dịch X chứa 0,07 mol Na+, 0,03 mol SO42-, x mol OH-. Dung dịch Y chứa y mol H+, z mol Ba2+, 0,02 mol NO3-. Trộn X với Y, sau khi phản ứng xong được 500ml dung dịch có pH = 2 và thu được m gam kết tủa. Tính m.
Câu hỏi số 156:
Trộn 0,2 lít dung dịch chứa H2SO4 0,1M và HCl x (M) với 0,3 lít dung dịch BaCl2 0,1M thu được kết tủa X và dung dịch Y có pH = 1. Giá trị của x là
Câu hỏi số 157:
Cho các dung dịch muối: NaNO3, K2CO3, AlCl3, Fe(NO3)3, BaCl2. Dung dịch bị thủy phân tạo môi trường axit là
Câu hỏi số 158:
Dung dịch A chứa bốn ion gồm hai cation và hai anion (trong đó có SO42-), người ta làm các thí nghiệm sau: - A tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng, kết tủa dễ bị phân hủy khi gặp ánh sáng. - A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2, đun nóng, thấy tạo ra một khí và một kết tủa X. - Lượng kết tủa X lớn nhất khi Ba(OH)2 vừa đủ, khí Ba(OH)2 dư thì lượng kết tủa X giảm dần. Khi kết tủa X lớn nhất, lấy lượng kết tủa đó đem nung đến phản ứng hoàn toàn thu được 8,51 gam chất rắn Z, lượng Z phản ứng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 1,2M và còn lại 6,99 gam bã rắn. Các ion còn lại trong dung dịch A là:
Câu hỏi số 159:
Tích số ion của nước trong dung dịch HCl 1M ở bất kì nhiệt độ nào là
Câu hỏi số 160:
Lấy FeCl2 rồi thêm dư HCl, sau đó thêm tiếp 0,5 gam hỗn hợp muối KNO3 và KCl vào. Có một khí được giải phóng có thể tích 100ml(đktc). Dung dịch sau phản ứng thêm ít bột Cu vào thì không còn thấy khí thoát ra. Thành phần phần trăm khối lượng KNO3 trong hỗn hợp là:
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com