Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Dao động cơ học

Dao động cơ là một chuyên đề hay và không thể thiếu trong các đề thi tốt nghiệp, đại học chuyên đề này giúp các em xác định các đại lượng cơ bản

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 81:

Con lắc đơn dao động nhỏ với chu kì 0,5s. Khi đặt con lắc trong thang máy bắt đầu đi lên với gia tốc có độ lớn a thì chu kì dao động nhỏ của nó là 0,477 s. Nếu thang máy bắt đầu đi xuống với gia tốc cũng có độ lớn bằng a thì chu kì dao động của nó là

Câu hỏi số 82:

Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, có phương trình lần lượt là: x1 = 9sin(20t + \frac{3\pi}{4}) (cm); và x2 = 12cos(20t - \frac{\pi}{4})(cm). Khi đi qua vị trí cân bằng, vật có tốc độ bằng

Câu hỏi số 83:

Con lắc lò xo dao động điều hoà trên phương nằm ngang, cứ mỗi giây thực hiện được 4 dao động toàn phần. Khối lượng vật nặng của con lắc là m = 250 g (lấy π2 =10). Động năng cực đại của vật là 0,288 J. Quĩ đạo dao động của vật là một đoạn thẳng dài

 

Câu hỏi số 84:

Một con lắc đơn chiều dài dây treo l = 50 cm, được treo trên trần một toa xe. Toa xe có thế trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng góc α = 30° so với phương ngang. Lấy g = 9,8 m/s2. Chu kì dao động với biên độ nhỏ của con lắc khi toa xe trượt tự do trên mặt phẳng nghiêng là

 

Câu hỏi số 85:

Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l = 90 cm, khối lượng vật nặng là m = 200 g. Con lắc dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Khi con lắc đi qua vị trí cân bằng, lực căng dây treo bằng 4 N, Vận tốc của vật nặng khi đi qua vị trí này có độ lớn là

 

Câu hỏi số 86:

Một con lắc lò xo gồm vật m=100g treo vào một đầu của lò xo, đầu kia  vật treo vào một điểm cố định. Con lắc chịu đồng thời 2 dao động x1=2√3 cos (5πt) cm, x1=4√3 cos (5πt+2π/3) cm. Lực đàn hồi cực đại tác dụng vào điểm treo là:   

Câu hỏi số 87:

Một con lắc lò xo gồm vật m=100g treo vào một đầu của lò xo, đầu kia  vật treo vào một điểm cố định. Con lắc chịu đồng thời 2 dao động x1=2√3 cos (5πt) cm, x1=4√3 cos (5πt+2π/3) cm. Lực đàn hồi cực đại tác dụng vào điểm treo là:   

Câu hỏi số 88:

Một con lắc đơn có khối lượng m=100g treo vào sợi dây dài l=1m dao động tại nơi g=9,86m/s2. Đưa con lắc vào điện trường thẳng đứng thì chu kỳ con lắc là 3s. Hỏi nếu cường độ điện trường giữ nguyên độ lớn nhưng quay một góc 90o thì chu kỳ con lắc là bao nhiêu?  

Câu hỏi số 89:

Một con đồng hồ ở nhiệt độ 10oC, g=9,81m/s2 một ngày đêm nhanh 8,64s. Đưa con lắc đến nơi có nhiệt độ 30oC, g=9,79m/s2  thì một ngày đêm đồng hồ chạy sai bao nhiêu. Biết hệ số nở dài α=2.10-5 K-1.   

Câu hỏi số 90:

Một con lắc lò xo gồm vật m=100g treo vào một đầu của lò xo, đầu kia vật treo vào một điểm cố định. Trong quá trình dao động điều hoà khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 vị trí thế năng gấp 3 lần động năng là 1/12 s. . Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Quãng đường vật đi được trong 1,75s kể từ lúc t=0 là 56cm. Phương trình dao động của vật là:

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com