Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Dòng điện xoay chiều

Đây là loại bài tập cơ bản về dòng điện xoay chiều và sẽ có trong các đề đại học và cao đẳng.

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 71:

Cho đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết cuộn dây thuần cảm và tụ có điện dung thay đổi. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là uAB = U0cosωt (U0 và ω không đổi). Ban đầu UR = UL = UC. Thay đổi tụ C để UCmax, Ucmax bằng

Câu hỏi số 72:

Điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện  là 100Ω. Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị R1 và R2 công suất tiêu thụ  của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R1 bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R= R2. Các giá trị R1  và R2

Câu hỏi số 73:

Một cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện C trong mạch điện xoay chiều có điện áp u = U0cosωt (V) thì dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp là φ1, điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là 30V. Biết rằng nếu thay tụ C bằng tụ C'= 3C thì dòng điện trong mạch chậm pha hơn điện áp là φ2\frac{\pi }{2} - φ1 và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là 90V. Biên độ U0 = ?

Câu hỏi số 74:

Một đoạn mạng điện gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch đó một điện áp u = U√2cosωt và làm thay đổi điện dung của tụ điện thì thấy điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại bằng 2U. Quan hệ giữa cảm kháng ZL và điện trở thuần R là

Câu hỏi số 75:

Cho một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp có R thay đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và điều chỉnh R = R0 để công suất mạch tiêu thụ trên mạch đạt cực đại. Khi đó điện áp hiệu dụng trên hai đầu của R là 45V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu R khi điều chỉnh R = 3R0 bằng

Câu hỏi số 76:

Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn dây nhỏ AM và MB mắc nối tiếp với nhau. Đoạn mạch AM gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C1. Đoạn mạch AB gồm điện trở R2 mắc nối tiếp với điện dung C12. Khi đặt vào hai đầu dây AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là U thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM là U1, còn điện áp hiệu dụng hai đầu MB là U2. Nếu U = U1 + U2 thì hệ thức liên hệ nào sau đây là đúng

Câu hỏi số 77:

Đoạn mạch AM chứa cuộn dây có điện trở hoạt động R= 100Ω và cảm kháng ZL1 = 100Ω mắc nối tiếp với đoạn mạch MB gồm tụ điện có dung kháng ZC mắc nối tiếp với cuộn dây có điện trở hoạt động R= 100Ω  và cảm kháng ZL2 = 200Ω. Để  UAB = UAM+ UMB thì ZC bằng:

Câu hỏi số 78:

Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM nối tiếp MB. Đoạn mạch AM gồm điện trở R nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB có cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở r. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều u = U√2cosωt (V) . Biết R = r = \sqrt{\frac{L}{C}} điện áp hiệu dụng giữa hai đầu MB lớn gấp n = √3 điện áp hai đầu AM. Hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị là:

Câu hỏi số 79:

Cho mạch điện MN gồm 3 linh kiện mắc nối tiếp: Điện trở R = 60 Ω, cuộn dây có điện trở hoạt động r = 22 Ω và độ tự cảm L = 0,318H, tụ C có điện dung C thay đổi được. Mắc vôn kế có điện trở rất lớn vào hai đầu tụ C. Đặt vào M, N một điện áp xoay chiều uMN = U√2cos314t. Để vôn kế chỉ giá trị lớn nhất thì điện dung C bằng

Câu hỏi số 80:

Một đoạn mạch RLC không phân nhánh gồm điện trở R, cuộn dây chỉ có hệ số tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u =U√2cosωt. Thay đổi điện dung C của tụ điện cho đến khi điện áp giữa hai đầu tụ C đạt giá trị cực đại. Lúc này:

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com