Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Nhiệt học

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài 11:

Một cốc cách nhiệt, dung tích 500cm3, người ta bỏ lọt vào cốc một cục đá ở nhiệt độ -80C rồi rót nước ở nhiệt độ 350C vào cho đầy tới miệng cốc.

Câu hỏi số 1:

Khi nước đá nóng chảy hoàn toàn thì mực nước trong cốc sẽ như thế nào( hạ xuống, nước tràn ra ngoài cốc hay vẫn giữ nguyên đầy tới miệng cốc). Vì sao?

Câu hỏi: 41912

Câu hỏi số 2:

Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong cốc là 150C. Tính khối lượng của nước đá đã bỏ vào cốc lúc đầu. Nhiệt dung riêng của nước đá, của nước lần lượt là 2100J/kg.K; 4200J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là 336200J/kg, bỏ qua sự trao đổi nhiệt của nước với dụng cụ và môi trường 

Câu hỏi: 41913

Câu hỏi số 12:

Một bình nhôm khối lượng mo = 260 g, nhiệt độ ban đầu là to = 20oC được bọc kín bằng lớp xốp cách nhiệt. Cần cho bao nhiêu nước ở nhiệt độ t1 = 50oC và bao nhiêu nước ở nhiệt độ t2 = 0oC để khi cân bằng nhiệt có 1,5 kg nước ở t3 = 10oC? Cho nhiệt dung riêng của nhôm là cD = 880 J/kg.độ, của nước là c1 = 4200 J/kg.độ.

Câu hỏi: 41889

Câu hỏi số 13:

Trong một bình cao có tiết diện thẳng là hình vuông, được chia làm ba ngăn như hình vẽ. Hai ngăn nhỏ có tiết diện thẳng cũng là một hình vuông có cạnh bằng nửa cạnh của bình. Đổ vào các ngăn đến cùng một độ cao 3 chất lỏng: ngăn một là nước ở nhiệt độ t1 = 650C, ngăn 2 là cà phê ở nhiệt độ t2 = 350C, ngăn 3 là sữa ở nhiệt độ t3 = 200C. Biết rằng thành bình có cách nhiệt rất tốt, nhưng các vách có dẫn nhiệt không  tốt lắm, nhiệt lượng truyền qua các vách ngăn trong một đơn vị thời gian tỉ lệ với diện tích tiếp xúc của chất lỏng và với hiệu nhiệt độ ở hai vách ngăn. Sau một thời gian thì nhiệt độ ngăn cách chứa nước giảm từ ∆t1 = 10C. Hỏi ở hai ngăn còn lại, nhiệt độ biến dổi bao nhiêu trong thời gian trên? Xem rằng về phương diện thì cả ba chất lỏng nói trên là giống nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và với môi trường

Câu hỏi: 41712

Câu hỏi số 14:

Có hai bình đựng cùng một loại chất lỏng. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình 2 đổ vào bình 1 và đo nhiệt độ cân bằng ở bình 1 sau 4 lần đổ cuối: 20oC, 35oC, không ghi, 50oC. Tính nhiệt độ cân bằng ở lần bị bỏ sót không ghi và nhiệt độ của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 đổ vào bình 1. Coi nhiệt độ và khối lượng của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 đều như nhau; bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.

Câu hỏi: 40733

Câu hỏi số 15:

Đổ 738g nước ở nhiệt độ 15oC vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17oC. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4186 J/kg.K. Hãy tính nhiệt dung riêng của đồng.

Câu hỏi: 40636

Câu hỏi số 16:

Có hai bình cách nhiệt: bình 1 chứa khối lượng m1 = 3kg nước ở nhiệt độ 300C, bình 2 chứa khối lượng m2c = 5kg nước ở 700C. Người ta rút một lượng nước có khối lượng m từ bình 1 sang bình 2. Sau khi cân bằng nhiệt, người ta lại rút từ bình 2 sang bình 1 một lượng nước có khối lượng cũng bằng m. Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 là 31,950C. Tính m và nhiệt độ cân bằng của nước ở bình 2 sau khi rút nước từ bình 1 sang. (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt khi rút nước từ bình nọ sang bình kia và giữa nước với bình).

Câu hỏi: 40137

Câu hỏi số 17:

Một chiếc cốc hình trụ có khối lượng m, bên trong chứa một lượng nước cũng có khối lượng m ở nhiệt độ t1 = 10oC. Người ta thả vào cốc một cục nước đá có khối lượng M đang ở nhiệt độ 0oC thì cục nước đá chỉ tan được một phần ba khối lượng của nó. Rót thêm một lượng nước có nhiệt độ t2 = 40oC vào cốc, khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của cốc nước lại là 10oC còn mực nước trong cốc có chiều cao gấp đôi chiều cao mực nước ngay sau khi thả cục nước đá. Hãy xác định nhiệt dung riêng c1 của chất làm cốc. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh, sự dãn nở vì nhiệt của chất làm cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4,2.103 J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 336.103 J/kg 

Câu hỏi: 39716

Bài 18:

Bỏ một khối nước đá 1 kg ở - 5oC vào một bình thép có khối lượng 500g đựng 5 kg nước ở 30oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá Cđ = 2100 J/kg.K, của nước Cn = 4180 J/kg.K, của thép Ct = 500 J/kg.K. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là λ = 334000 J/kg

Câu hỏi số 1:

Biết khối lượng riêng của nước là Dn = 1000 kg/m3, của nước đá là Dd = 900 kg/m3. Hỏi bao nhiêu phần trăm thể tích khối nước đá nổi trên mặt nước?

Câu hỏi: 39699

Câu hỏi số 2:

Tính nhiệt độ của bình nước khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.

Câu hỏi: 39700

Câu hỏi số 19:

 Một bình đặt thẳng đứng, có tiết diện S1 và S2 có hai pittông trọng lượng tương ứng là P1 và P2, giữa hai pittông nối nhau bởi sợi dây nhẹ, không dãn, có chiều dài a và chứa đầy nước có trọng lượng riêng d như hình vẽ. Bên ngoài hai pittông là không khí. Bỏ qua ma sát giữa pittông với thành bình. Tìm lực căng dây.

Câu hỏi: 38551

Bài 20:

Có hai bình cách nhiệt. Bình 1 chứa m1 = 2kg nước ở nhiệt độ t1 = 20oC, bình 2 chứa m2 = 4kg nước ở nhiệt độ t2 = 60oC. Người ta rót một lượng nước khối lượng m từ bình 1 sang bình 2. Sau khi cân bằng nhiệt người ta lại rót một lượng nước m như thế từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ nước trong bình 1 sau khi cân bằng là 21,95oC.

Câu hỏi số 1:

Tính lượng nước m trong mỗi lần rót và nhiệt độ cân bằng của nước trong bình 2 sau khi rót.

Câu hỏi: 38488

Câu hỏi số 2:

Tiếp tục thực hiện hai quá trình rót nói trên thêm một lần nữa. Tính nhiệt độ nước trong mỗi bình sau khi đã cân bằng nhiệt .

Câu hỏi: 38490

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com