Nhiệt học
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Câu hỏi số 51:
Có hai bình cách nhiệt đựng cùng một chất lỏng. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình 1 đổ vào bình 2 và ghi lại nhiệt độ khi cân bằng sau mỗi lần đổ là: t1 = 10°c, t2= 17,5°c, t3 (bỏ sót không ghi), t4 = 25°c. Hãy tìm nhiệt độ t3 và nhiệt độ t01 của chất lỏng ở bình 1. Coi nhiệt độ và khổỉ lượng mà mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 1 là như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa chất lỏng với bình, ca và môi trường bên ngoài.
Bài 52:
Bình nhiệt lượng kế A chứa nước và một quả cân bằng kim loại ở nhiệt độ cân bằng t1=740C, bình nhiệt lượng kế B chứa rượu ở nhiệt độ t2=200C.Lấy quả cân từ bình A nhúng vào rượu trong bình B, nhiệt độ bình B khi cân bằng nhiệt là 240C. Sau đó lấy quả cân từ bình B nhúng vào nước trong bình A, nhiệt độ bình A khi cân bằng nhiệt là 720C. Cho rằng chỉ có nước, rượu trong các bình và quả cân trao đổi nhiệt với nhau.
Câu hỏi số 1:
Khi lấy của cầu cân bằng từ bình A nhúng trở lại vào bình B lần thứ hai thì nhiệt độ bình B khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
Câu hỏi số 2:
Khi đổ rượu và quả cân ở bình B vào bình A. Nhiệt độ trong bình A khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
Câu hỏi số 53:
Một ấm điện bằng nhôm trên vỏ có ghi 220V-1000W, khối lượng ấm là m1= 0,5 kg, được mắc vào nguồn có hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu 200°C. Hiệu suất cùa ấm điện là 80%. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là c1= 880 J/kg.độ, c2= 4200 J/kg.độ; khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3. Tính điện năng mà ấm điện đã tiêu thụ khi đun nước và thời gian để đun sôi lượng nước trên?
Bài 54:
Có hai bình cách nhiệt. Bình 1 chứa một lượng nước có khối lượng m1 đã biết. Bình 2 chứa một lượng nước có khối lượng m2 chưa biết và có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ bình 1. Thực hiện thí nghiệm: rót một lượng nước từ bình 1 sang bình 2. Sau khi đạt trạng thái cân bằng nhiệt thì rót một lượng nước từ bình 2 trở về bình 1 sao cho mực nước trong bình 1 đạt giá trị ban đầu. Dùng nhiệt kế đo các nhiệt độ cần thiết ta có thế xác định được giá trị m2 . Trong thí nghiệm, bỏ qua sự trao đổi nhiệt của nước với bình chứa, với nhiệt kế và với môi trường.
Câu hỏi số 1:
Đế xác định giá trị m2, cần phải đo những nhiệt độ nào? Thiết lập biểu thức tính m2 theo m1 và các nhiệt độ cần đo đó?
Câu hỏi số 2:
Chứng minh rằng, độ tăng nhiệt độ ∆t1 của bình 1 sau thí nghiệm phụ thuộc vào m1, m2, khối lượng ∆m của lượng nước rót từ bình 1 sang bình 2 và các nhiệt độ ban đầu t1, t2 của hai bình theo biểu thức: ∆t1= .
. ( t2-t1)
Câu hỏi số 55:
Một cái cốc bằng nhôm rất mỏng, khối lượng không đáng kể, chứa M = 200g nước ở nhiệt độ phòng t0 = 300C. Thả vào cốc một miễng nước đá, khối lượng m1 = 50g có nhiệt độ t1 = 100C, vài phút sau, khi đá tan hết thì nước trong cốc có nhiệt độ t = 100C. Đồng thời có nước bám ở mặt ngoài của cốc. Hãy giải thích nước đó ở đâu ra và tính khối lượng của nó.
Cho biết: Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 330 kJ/kg; nhiệt dung riêng của nước là C0 = 4,2 kJ/(kg.độ), của nước đá là C1 = 2,1 kJ/(kg.độ) và để 1kg nước biến hoàn toàn thành hơi nước 300 thì cần một nhiệt lượng là L = 2430 kJ.
Câu hỏi số 56:
Xác định nhiệt dung riêng của dầu hỏa bằng các dụng cụ sau: cân ( không có quả cân); nhiệt kế; nhiệt lượng kế ( biết nhiệt dung riêng là ck); dầu hỏa; bếp điện; hai cốc đun giống nhau.
Câu hỏi số 57:
Cho các dụng cụ: một chai dầu; một bình nước ( đã biết nhiệt dung riêng); hai cốc thủy tinh giống nhau; một cân Robecvan không có hộp quả cân; cát không nhiệt lượng kế (đã biết nhiệt dung riêng của chất làm cốc trong nhiệt lượng kế); nhiệt kế; nguồn nhiệt. Trình bày phương án xác định nhiệt dung riêng của dầu.
Câu hỏi số 58:
Cho các dụng cụ: nước (đã biết nhiệt dung riêng c0), nhiệt kế (đã biết nhiệt dung riêng ck), nhiệt kế, cân, bộ quả cân, bình đun và bếp điện. Hãy nêu phương án để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng (xem chất lỏng không gây tác dụng hóa học nào trong suốt thời gian làm thí nghiệm)
Câu hỏi số 59:
Một ô tô vận tải hành khách liên tỉnh chạy qua quãng đường 80km/h trong 1h. Hiệu suất thực của động cơ là 25% và công suất trung bình của ô tô chạy trên quãng đường đó là 70kW. Hỏi lượng nhiên liệu tiêu thụ của ô tô vận tải này cho mỗi 100km. Cho năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là 42.106J/kg.
Câu hỏi số 60:
Một ô tô có trọng lượng P=12000N có công suất động cơ không đổi. Khi chạy trên một đoạn đường nằm ngang, chiều dài S=1km với vận tốc không đổi v=54km/h thì ô tô tiêu thị mất 0,1 lít xăng.
Hỏi khi ô tô ấy chuyển động đều trên một đoạn đường dốc lên phía trên thì nó chạy với vận tốc bằng bao nhiêu? Biết rằng cứ đi hết chiều dài l=200m thì chiều cao của dốc tăng thêm một đoạn h=7m. Động cơ ô tô có hiệu suất H=28%. Khối lượng riêng của xăng là D=800kg/m3. Năng suất tỏa nhiệt của xăng là q=4,5.10-7J/kg. Giả thiết lực cản do gió và ma sát tác dụng lên ô tô trong lúc chuyển động là không đổi.
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com